- Kinh doanh thương
4.2.5. Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tài chính
Kiểm tra, kiểm sốt nói chung và kiểm tra, kiểm sốt tài chính nói riêng là một hoạt động đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh - phòng cháy hơn chữa cháy” tăng cường và nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tài chính khơng chỉ nhằm mang tính răn đe, phịng ngịa, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm mà ý nghĩa quan trọng của nó cịn nhằm đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của cơng tác quản trị tài chính và sử dụng nguồn tài chính, việc thực hiện các quyết định, kế hoạch tài chính, các cơ chế, qui định tài chính nhằm nâng cao chất lượng cơng tác quản trị tài chính trên tồn hệ thống. Ngồi ra cơng tác kiểm tra cịn giúp phát hiện kịp thời những rủi ro, và tiểm ẩn rủi ro, tham mưu tư vấn cho lãnh đạo Cơng ty hồn thiện cơng tác quản trị. Vì vậy Cơng ty và các đơn vị trực thuộc cần thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, đặc biệt đối với các hoạt động tài chính. Trong kiểm tra cần phải tuân thủ các qui định, chuẩn mực của Nhà nước, các qui định hiện hành của Bộ Quốc phịng và Cơng ty và đặc biệt phải phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Việc các cấp quản lý tiến hành xử lý nghiêm các vi phạm được phát hiện qua kiểm tra cũng là một trong những biện pháp cụ thể quan trọng bảo đảm cho các qui định tài chính được thực hiện một cách
đúng đắn, góp phần vào nâng cao chất lượng cơng tác quản trị tài chính của Cơng ty trong thực tế.
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tài chính của Cơng ty phải được hoàn thiện theo hướng:
Hằng năm, Công ty phải xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra: Bao gồm công tác kiểm tra của bộ máy điều hành và kiểm tra của đoàn kiểm tra Công ty. Kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng chi tiết cho từng quý, tháng.
Phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, tơn trọng các ngun tắc kiểm tra (chính xác, khách quan, công khai, thường xuyên và phổ cập) gắn trách nhiệm đồng thời tạo các điều kiện cần thiết đối với người đi kiểm tra; đặc biệt cần phải xứ lý cương quyết, nghiêm khắc các vi phạm được phát hiện trong q trình kiểm tra.
Cơng tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; sử dụng nhiều hình thức, biện pháp, phương pháp kiểm tra khác nhau và kiểm tra ở tất cả các đơn vị; kiểm tra về mọi mặt hoạt động kinh doanh, trong đó kiểm tra, kiểm sốt tài chính phải được xác định là cơng việc trọng tâm. Ngồi việc thực hiện kiểm tra theo định kỳ hàng tháng, quý còn phải tổ chức kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra theo vụ, việc, kiểm tra theo từng chun đề. Trong đó cũng cần khuyến khích và u cầu các đơn vị thực hiện công tác tự kiểm tra.
Ngồi việc kiểm tra, kiểm sốt của hệ thống kiểm soát nội bộ; Hằng năm, báo cáo tài chính của Cơng ty cần phải được kiểm toán hoặc kiểm tra bởi các cơng ty kiểm tốn độc lập hoặc cơ quan tài chính nhà nước nhằm mục đích cơng khai, minh bạch các hoạt động tài chính và đánh giá đúng mức về kết quả hoạt động kinh doanh; Cũng như để tránh các sự cố tài chính có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Công ty.