1.3. Hiệu quả hoạt động bán hàng
1.3.1. Khái niệm hiệu quả bán hàng
Khái niệm về hiệu quả
Theo Nguyễn Ngọc Huyền (2016) có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực, tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể đƣợc đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mơ tả hiệu quả bằng công thức sau:
H=K/C
K – Kết quả đạt đƣợc của hiện tƣợng q trình đó C – Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
Hiệu quả phản ánh mặt chất lƣợng các hoạt động, trình độ lợi dụng các nguồn lực trong sự vận động không ngừng của các q trình, khơng phụ thuộc vào quy mơ và tốc độ biến động của từng nhân tố.
Nhƣ thế, nếu kết quả phản ánh mức độ đạt đƣợc mục tiêu thì hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu đó.
Khái niệm hiệu quả bán hàng
Dựa trên quan niệm về hiệu quả là phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng các hoạt động; phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, ngun liệu, tiền vốn) trong q trình tiến hành các hoạt động của con ngƣời. Có thể suy luận ra hiệu quả hoạt động bán hàng là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đƣợc các mục tiêu bán hàng xác định. Các doanh nghiệp thƣơng mại nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì thế cần đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng.
Nhƣ vậy hiệu quả hoạt động bán hàng là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đƣợc các mục tiêu bán hàng xác định. (Tác giả tự đề xuất).