Nhận thức về vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV Chi nhánh Hải Phòng - Khoá luận tốt nghiệp 254 (Trang 53 - 56)

2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

2.2.1. Nhận thức về vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp của

triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Hải Phòng

Để nghiên cứu về thực trạng VHDN tại BIDV Hải Phòng, tác giả tiến hành khảo sát 100 CBCNV đang làm việc tại BIDV Hải Phòng và 110 khách hàng sử dụng dịch vụ của BIDV Hải Phịng thơng qua bảng hỏi. Bảng hỏi CBCNV được thiết kế với 25 câu hỏi và bảng hỏi khách hàng được thiết kế với 19 câu hỏi. Các câu hỏi ở hai bảng hỏi bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án thông thường và câu hỏi trả lời theo thang đo Likert 5 mức độ. Khảo sát được thực hiện từ ngày 1/4/2019 đến ngày 17/4/2019 với 100% số phiếu thu được là hợp lệ.

2.2.1. Nhận thức về vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp của CBCNV tại BIDVHải Phịng Hải Phòng

a. Mức độ coi trọng hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng

Thơng qua điều tra khảo sát thực tế CBCNV, ta có số liệu về mức độ coi trọng hoạt động xây dựng VHDN của CBCNV tại BIDV Hải Phịng như sau:

Hình 2.2: Mức độ coi trọng hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp.(Nguồn: Khảo sát thực tế CBCNV) (Nguồn: Khảo sát thực tế CBCNV)

Biểu đồ cho thấy, có đến 90% - tương đương với 90/100 nhân viên BIDV Hải Phòng được khảo sát cho rằng hoạt động xây dựng VHDN tại ngân hàng là rất cần thiết, khơng thể thiếu. VHDN có vị trí và vai trị rất quan trọng trong hoạt động và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi văn hóa, tư liệu, ngơn ngữ, thơng tin nói chung, được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó

có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Trong xu hướng phát triển của xã hội

ngày nay thì nguồn lực quan trọng nhất là con người mà văn hóa doanh nghiệp là yếu tố giúp liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị trong từng nguồn lực riêng lẻ. Có thể khẳng định rằng, VHDN là tài sản vơ hình của mỗi doanh nghiệp. Thơng qua khảo sát, có thể thấy được sự quan tâm, mong muốn đưa VHDN của chi nhánh ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế của 1 trong 4 NHTM lớn nhất Việt Nam hiện nay. Vì VHDN có vai trị to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp; nó tạo ra bản sắc riêng, bầu khơng khí làm việc tích cực, thống nhất, hợp tác, tạo tâm lý muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

b. Nhận thức của CBCNV về các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

Bảng 2.2: Số liệu mức độ nhận thức về các biểu hiện VHDN của CBCNVBIDV Hải Phòng.

Vai trò của CBCNV trong xây dựng VHDN Số lượng Tỷ lệ (%) Tích lũy (%)

Là người đồng sáng tạo ra các giá trị VHDN

22 22 22

Là người thực thi các giá trị VHDN 42 42 64

Là người đồng sáng tạo, phát huy, củng cố và phát triển các giá trị VHDN

36 36 100

Tổng 100 100

(Nguồn: Kháo sát thực tế CBCNV)

Theo điều tra về VHDN tại BIDV Hải Phịng chỉ có 18 trong số 100 nhân viên được điều tra (chiếm 18%) cho rằng biều hiện của VHDN bao gồm tất cả các đặc trưng: kiến trúc ngoại thất và nội thất công sở; ngôn ngữ; nghi lễ và cách thức giao tiếp trong nội bộ và đối với bên ngồi; logo và slogan; ấn phẩm điển hình; triết lý

kinh doanh, mục tiêu, tầm nhìn, giá trị cốt lõi; và các giá trị được ngầm định. Như vậy có thể thấy, mặc dù phần lớn các CBCNV BIDV Hải Phòng đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xây dựng các giá trị VHDN nhưng lại chưa có những hiểu biết đầy đủ về biểu hiện của VHDN.

c. Nhận thức của CBCNV về vai trò của nhân viên và người lãnh đạo trong xây dựng VHDN

Kết quả khảo sát cho thấy, có 22% (tương đương 22 người) nhân viên được khảo sát cho rằng nhân viên là người cùng với ban lãnh đạo đồng sáng tạo ra các giá trị VHDN; 42% (tương đương với 42 người) nhân viên được khảo sát cho rằng nhân viên chỉ là người thực thi các giá trị VHDN do ngân hàng tạo ra và 36% (tương đương với 36 người) cho rằng nhân viên là người đồng sáng tạo, phát huy, củng cố và phát triển các giá trị VHDN.

(Nguồn: Khảo sát thực tế CBCNV)

Qua điều tra có thể thấy, có tới 64% CBCNV được khảo sát có cái nhìn chưa đầy đủ và đúng đắn về vai trị của mình trong hoạt động xây dựng văn hóa tại ngân hàng. Đây là vấn đề mà cấp quản lý ở chi nhánh nên quan tâm, chú ý tới. Bởi chỉ khi nào CBCNV nhận thức được đúng vai trị của mình trong hoạt động xây dựng VHDN thì lúc đó ngân hàng mới xây dựng các giá trị văn hóa lâu bền cũng như phát triển các giá trị văn hóa đó và khi đó văn hóa doanh nghiệp mới phát huy triệt để tác dụng của nó đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng.

Khảo sát cũng chỉ ra, nhận thức của CBCNV về vai trò của người lãnh đạo trong xây dựng các giá trị VHDN cũng chưa đúng và đầy đủ. Có tới 45% CBCNV

cho rằng, lãnh đạo chỉ là người tạo ra các giá trị VHDN thôi; 22% CBCNV cho rằng lãnh đạo là người khởi xướng và đồng sáng tạo VHDN với nhân viên; và 33% CBCNV có nhận thức tồn diện về vai trị của người lãnh đạo trong xây dựng VHDN, vừa là người khởi xướng, đồng sáng tạo với các nhân viên, cổ vũ, khích lệ nhân viên, đồng thời thực hiện đánh giá và loại bỏ các giá trị văn hóa doanh nghiệp khơng phù hợp với doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV Chi nhánh Hải Phòng - Khoá luận tốt nghiệp 254 (Trang 53 - 56)