Đánh giá lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ACB qua nhóm chỉ

Một phần của tài liệu Phát triển các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 486 (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 7 :_TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng củaNgân hàng

3.2.4. Đánh giá lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ACB qua nhóm chỉ

nhóm chỉ tiêu về tính đổi mới trong hoạt động tín dụng

3.2.4.1. Sự đổi mới trong sản phẩm cho vay của ngân hàng:

Neu như ở TP.Hà Nội hiện xuất hiện hàng loạt các sản phẩm cho vay tiêu dùng (cho vay mua ô tô mới) của các ngân hàng như TechcomBank, SacomBank, VPBank, phần lớn các sản phẩm này đều nâng thời hạn cho vay (5-7 năm) nâng tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo (lên 70%), giảm lãi suất, cho vay cũng như giảm số tiền gốc phải trả trong thời gian đầu. ACB cũng đã đưa ra sản phẩm mới của mình vào ngày 01/04/2016, Chủ tịch HĐQT ACB đã ký Quyết định 225/NVCV-SPTDCN ban hành thể lệ mới về cho vay mua nhà. Điểm mới của thể lệ cho vay mua nhà - sản phẩm “Ngôi nhà đầu tiên” là trong trường hợp khoản vay của khách hàng được bảo đảm bằng chính nhà mua là tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa là 80% giá trị nhà (thay vì 70% như mức cho vay cũ) và thời hạn cho vay tối đa là 20 năm (quy định cũ là 15 năm). Trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản hợp pháp khác (khơng phải tài sản hình thành từ vốn vay) mức cho vay tối đa có thể lên tới 90% giá trị căn hộ, tuỳ thuộc giá trị tài sản bảo đảm thực tế.

Riêng về lĩnh vực cho vay mua nhà, ACB được đánh giá là khá có uy tín đối với các

đại lý bất động sản lớn và có uy tín với người tiêu dùng. Để tạo đầu ra cho hình thức vay

mua nhà, ACB Hà Nội đã mở trung tâm giao dịch địa ốc tạo một thị trường mở và tin cậy

cho người bán, bản thân các cán bộ tín dụng cá nhân cũng hình thành nên các mối quan hệ

với các nhân viên kinh doanh bất động sản tạo điều kiện tốt để ACB thiết lập mối quan hệ

với khách hàng có nhu cầu mua nhà mà chưa đủ khả năng về tài chính.

Qua trung tâm giao dịch địa ốc, khách hàng cũng có thể thực hiện thanh tốn mua bán nhà qua ngân hàng, tạo niềm tin cho cả người mua và cả người bán. Chính vì thế, ACB đã đạt được những kết quả mạnh mẽ trong cho vay thông qua thế chấp từ nhu cầu vay vốn của cá nhân.Thực sự, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ACB đem lại các tiện ích khác biệt và nổi trội so với sản phẩm của các ngân hàng khác, ACB đã xây dựng được một lợi thế cạnh tranh khá tốt trong hoạt động tín dụng.

Đặc biệt các sản phẩm của ACB được đặt tên thương mại -nhãn hiệu hàng hóa-để phân biệt với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, do đó gây được sự chú ý quan tâm của khách hàng.

Ngân hàng ACB Sacombank Techcombank Số lượng chi nhánh,

PGD tính đến 31/12/2105

350 428 315

Bên cạnh sản phẩm cho vay thế chấp, ACB cũng triển khai các loại hình cho vay tín chấp, nhưng điều kiện rất thắt chặt nên một lượng khách hàng lớn khơng thể tiếp cận.Những đối tượng có khả năng vay cao nhất là cán bộ cơng nhân viên Nhà nước, có thu nhập ổn định tối thiểu từ 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, những người như giáo viên, bác sĩ hoặc một số người làm trong lĩnh vực khác, thu nhập từ lương thấp nhưng thu nhập làm thêm hợp pháp của họ khá cao. Như vậy, nếu chỉ dựa trên mặt bằng lương phổ biến của CBCNV một cách chung chung để khống chế mức vay là chưa hợp lý. Thực tế triển khai chương trình cho vay CBCNV, số khách hàng liên hệ vay theo chương trình này tại các ngân hàng gần như quá tải. ACB nên có những thay đổi phù hợp hơn nữa để mở rộng hình thức cho vay tiềm năng này.

Tổng quan, ACB nên tiếp tục nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, như vậy ACB mới ngày càng phát triển và chiếm lĩnh mở rộng thị phần tín dụng hơn nữa.

3.2.4.2. Mở rộng chi nhánh, PGD để tăng hiệu quả hoạt động tín dụng

Qua các năm, ACB ln chú trọng đẩy mạnh mở rộng thêm các chi nhánh, PGD để hỗ trợ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Biểu đồ 3.20: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của ACB qua các năm.

só lượng Chl nhánh vầ phịng giao d∣ch qua các năm

2015 2014 2013 2012 2011 2010 350 34G 34Ẽ I 281

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 của ACB)

342 32G

ACB)

Trong năm 2015, ACB đã khánh thành trụ sở mới tại nhiều địa bàn như: chi nhánh Tp.HCM (ngày 06/07), chi nhánh Quảng Nam (ngày 03/08), chi nhánh Hải Dương (ngày 18/09), chi nhánh Bình Định (ngày 22/12), từ đó nâng tổng số chi nhánh, PGD của ACB so với năm 2014 là 346 chi nhánh, PGD thì tính đến hết ngày 31/12/2015, ACB có tổng cộng 350 chi nhánh và PGD. Đây cũng được coi là một nỗ lực của ACB trong việc mở rộng kênh phân phối, tiếp cận khách hàng và mong muốn cung cấp các sản phẩm tín dụng cho nhiều đối tượng và nhiều khách hàng hơn nữa trên khắp các địa bàn trên cả nước.

Tuy nhiên, so với những NHTM có vốn sở hữu nhà nước, dù ACB đã có thời gian hoạt động tương đối dài (23 năm) nhưng ACB cịn hạn chế về mạng lưới hoạt động. Ngồi so sánh với NHTMCP có vốn nhà nước, thì so với đối thủ cạnh tranh là Sacombank, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của ACB cũng còn hạn chế.

Bảng 3.14: Số lượng chi nhánh, PGD của ACB, Sacombank và Techcombank năm 2015:

Ngân hàng Phần mềm sử dụng Mức độ áp dụng Phục vụ trực tuyến

ACB TCBS Tồn hệ thống Có

Sacombank T24- R8 Tồn hệ thống Có

Techcombank Teminos, xT24 -

R10 Tồn hệ thống Có

Nguồn: Tổng hợp từ Website các ngân hàng

Như vậy, ACB cần chú trọng triển khai các kế hoạch và công tác mở rộng thêm các chi nhánh, PGD hơn nữa để vừa phù hợp với chính sách phát triển của ngân hàng, vừa đưa được hình ảnh và các sản phẩm của ngân hàng đến gần hơn với nhiều khách hàng trong tương lai.

3.2.4.3. Cơng nghệ áp dụng xử lý quy trình tín dụng

Khoa học công nghệ là phương tiện giúp Ngân hàng hiện đại hóa hoạt động của mình.Trong thời gian qua, các Ngân hàng không ngừng đầu tư vào việc áp dụng hệ thống công nghệ mới vào hoạt động.Và ACB cũng vậy, áp dụng và chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống cơng nghệ ứng dụng xử lý quy trình tín dụng của mình.

Ngồi ACB, những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng lõi được các ngân hàng sử dụng rộng rãi trong hoạt động của mình. Tuy nhiên việc ứng dụng của các Ngân hàng không giống nhau. Mỗi Ngân hàng áp dụng một phần mềm riêng phù hợp với hoạt động của mỗi Ngân hàng. Ta có thể thấy rõ việc áp dụng hệ thống Ngân hàng lõi của các Ngân hàng trong bảng dưới đây:

Bảng 3.15: Mô tả hiện trạng phần mềm sử dụng của các ngân hàng trong xử lý quy trình tín dụng:

(Nguồn: Tổng hợp từ website các ngân hàng)

Qua bảng tổng hợp ta có thể thấy hầu hết các Ngân hàng đều áp dụng hệ thống Ngân hàng lõi vào hoạt động và mức độ áp dụng là trong toàn hệ thống.Với khả năng phục vụ trực tuyến, các Ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng rộng khắp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ đang diễn ra ở hầu hết các Ngân hàng, việc áp dụng đó chỉ khác nhau ở chỗ phần mềm mà mỗi Ngân hàng chọn sử dụng.

* ACB: Với việc ứng dụng toàn diện giải pháp TCBS “Giải pháp Ngân hàng tổng thể” (The Complete Banking Solution - TCBS). Từ năm 2001 đến nay, ACB đã trở thành Ngân hàng hàng đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam. Giải pháp TCBS có thiết kế mềm dẻo, độ số hóa cao cho phép ACB cungcấp cho khách hàng nhiều sản phẩm đặc thù, có hàm lượng cơng nghệ cao như: quản lý tiền mặt, sản phẩm bao thanh toán, quản lý số liệu gửi vàng và ngoại tệ, dự thưởng - xổ số, và gần đây nhất là sàn giao dịch vàng..., góp phần giữ vững vị trí hàng đầu của ACB trong khối các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ. Với việc nâng cấp này (từ phiên bản TCBS 2000 lên phiên bản TCBS 2012), ACB đã tiếp cận với công nghệ tiên tiến đang được áp dụng tại Mỹ, Canada. cũng như trở thành thành viên câu lạc bộ các Ngân hàng sử dụng TCBS với cơ hội giao lưu học tập từ các Ngân hàng bạn. So với phiên bản cũ, hệ thống TCBS mới cho phép:

+ Quản lý tốt hơn quan hệ giữa Ngân hàng - khách hàng, thông hiểu và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

+ Xem xét tiếp cận các module mới, các sản phẩm tích hợp với TCBS được OSI phát triển.

+ Chuẩn bị sẵn cơ sở kỹ thuật cho tương lai với khả năng xử lý và quản lý 5-10 lần khả năng hiện tại.

Đây là dấu ấn về ứng dụng cơng nghệ Ngân hàng của tồn bộ hệ thống ngân hàng ACB nhằm phục vụ chiến lược phát triển trong giai đoạn mới, xây dựng hạ tầng công nghệ Ngân hàng tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động và phát triển bền vững, phát triển dịch vụ Ngân hàng đa dạng, thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quản trị rủi ro và bảo mật hệ thống thơng tin Ngân hàng.

Bên cạnh đó, với mong muốn đáp ứng nhu cầu giao dịch trực tuyến ngày càng cao của khách hàng, ACB đã cải tiến và nâng cấp website www.acbonline.com.vn và chính thức được triển khai từ ngày 25/4/2013. ACB Online phiên bản mới là nền tảng ứng dụng cơng nghệ cao của IBM được mã hóa theo chuẩn SSL 2048 bit/ngày. Cơ sở dữ liệu của Oracle giúp đáp ứng thời gian nhanh và các thiết bị tường lửa hàng đầu đang phục vụ 10 triệu giao mỗi ngày với mức độ an toàn và bảo mật cao nhất. Theo lãnh đạo chuyên trách của ACB, phiên bản mới là sản phẩm hoàn thiện và đa dạng nhất; cung cấp các giải pháp giao dịch trực tuyến với hơn 25 tính năng dành cho khách hàng cá nhân và hơn 30 tính năng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, một số tính năng được đánh giá là thế mạnh của ACB Online phiên bản mới này. ..Cùng với nâng cấp về công nghệ, ACB Online phiên bản này có giao diện mới được đầu tư thiết kế hiện đại và thân thiện. Đặc biệt, nhân dịp triển khai ACB Online phiên bản mới, từ ngày 24/4 đến 24/6/2013, ACB đã liên kết với Smartlink triển khai chương trình khuyến mại “Lướt online, lộc may đầy túi” dành cho các khách hàng cá nhân sử dụng ACB Online phiên bản mới thực hiện giao dịch chuyển khoản ngoài hệ thống ACB, nạp tiền điện thoại di động cho thuê bao trả trước và thanh toán cước điện thoại di động cho thuê bao trả sau.

*Sacombank:

Trong thời gian qua, Sacombank cũng đã quan tâm và đầu tư nhiều vào việc áp dụng công nghệ ứng dụng CoreBanking vào hoạt động Ngân hàng.Hiện nay hệ thống nhân hàng lõi T24 phiên bản R8 được triển khai sử dụng. Đây là hệ công nghệ Ngân hàng đang được các Ngân hàng trên thế giới sử dụng, T24 cũng là một hệ thống có kiến

trúc hiện đại: có thể chạy được trên nhiều nền tảng phần cứng khác nhau như: IBM, HP,

SUN, DELL...; độc lập với cơ sở dữ liệu; có kiến trúc mở, dễ dàng nâng cấp. Với tính chuẩn mực của T24 - R8, Sacombank có thể:

+ Dễ dàng phát triển sản phẩm, đẩy mạnh phát triển kinh doanh nhờ vào kiến trúc dựa trên sản phẩm và khả năng tham số hóa cao.

+ Nhờ vào mơ hình Extended Multi-Company để quản lý theo từng khu vực, mỗi khu vực có thể áp dụng một chế độ lãi suất, tỷ giá và biểu phí dịch vụ khác nhau.

+ Dễ dàng áp dụng hệ thống kế toán quản trị, tăng cường quản lý rủi ro. + Phát triển các ứng dụng nội bộ mà khơng phá vỡ tính chuẩn mực của lõi.

Năm 2009: Sacombank hoàn tất nâng cấp hệ thống Ngân hàng cốt lõi từ Smartbank trên T24, phiên bản R8 trên toàn hệ thống cùng với việc khánh thành và đưa Data Center hiện đại, đạt chuẩn quốc tế đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngày 14/4/2011: Triển khai thành công Data warehouse với giải pháp Oracle Exadata - giải pháp kho dữ liệu tập trung hỗ trợ cơng tác dự báo, phân tích giúp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả, đồng thời cung cấp cho Khách hàng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, đa tiện ích. Các dự án cơng nghệ Ngân hàng tiếp tục được triển khai mới như hệ thống báo cáo quản trị, hệ thống đánh giá thông tin Khách hàng, đặc biệt là quy trình vận hành T24 đã được cải tiến nhằm giả thời gian giao dịch và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, dự án nâng cấp hệ thống T24/R8 lên T24/R11 đã được khởi động từ tháng 10/2011 nhằm nâng cao tính năng của hệ thống Core và các tiện ích ứng dụng. Hồn tất các dự án cơng nghệ liên quan công tác nghiệp vụ và giao dịch khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ của giao dịch viên, triển khai thành cơng mơ hình giao dịch một cửa. Nâng cấp hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn yêu cầu của tổ chức thanh toán Swit nhằm nâng cao tính an tồn trong nghiệp vụ thanh tốn quốc tế và chất lượng dịch vụ. Triển khai các ứng dụng nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.Hệ thống e - office nhằm xây dựng cổng thông tin tổng hợp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham khảo các thông tin.

*Techcombank:

Techcombank là Ngân hàng đầu tiên sử dụng giải pháp của Teminos, và cho tới hiện

tại khá nhiều Ngân hàng đang triển khai giải pháp này. Techcombank còn sử dụng Công

nghệ đạt tiêu quốc tế, được kiểm nghiệm về tính an tồn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu khắt

khe của các Ngân hàng hàng đầu thế giới. Từ tháng 1/2011 vừa chính thức đưa vào áp dụng cơng nghệ “Chứng thực và Xác thực nhất thời” (OTAC). Công nghệ OTAC (One Time Authentication Certification), một sáng chế độc quyền quốc tế của MobizCom, là giải pháp tự phát sinh mã xác thực cho mỗi giao dịch. Năm 2012 đầu tư công nghệ nhằm

nâng cao hiệu suất công việc và mang lại dịch vụ khác biệt cho khách hàng:

+ Tiến hành nâng cấp hệ thống Ngân hàng lõi (core banking) lên phiên bản mới nhất T24R10 mở ra khả năng kết nối với các ứng dụng mới nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu nghiệp vụ, dịch vụ tài chính Ngân hàng hiện đại đồng thời hỗ trợ nền tảng cho việc thiết kế và giới thiệu các sản phẩm giàu tính cơng nghệ đáp ứng mọi nhu cầu từ đơn giản tới phức tạp của khách hàng.

+ Đầu tư vào giải pháp tự động hóa quy trình xử lý và thẩm định hồ sơ tín dụng cho khách hàng (LOS - Loan Origination System) do công ty hàng đầu về các giải pháp IT - Exeprian cung cấp. Với việc đầu tư và triển khai hệ thống LOS, Ngân hàng sẽ cung cấp tới khách hàng dịch vụ tín dụng Ngân hàng chuyên nghiệp và nhanh gọn tương đương với tiêu chuẩn của các Ngân hàng quốc tế.

Nhìn chung, cả 3 Ngân hàng đều sử dụng những công nghệ phần mềm hiện đại nhất trên thế giới. Các phần mềm đều giúp cho Ngân hàng hoạt động tốt trong công tác quản lý cũng như giao dịch với khách hàng nhanh chóng và bảo mật ở các khía cạnh liên

quan, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tín dụng hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng cá nhân và phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 486 (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w