CHƯƠNG 7 :_TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTM
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá Lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng trong đánh giá hoạt động tín dụng, trong đó có các chỉ tiêu cốt lõi nhất sau:
2.2.4.1. Đánh giá lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng thơng qua các chỉ tiêu định lượng phản ánh kết quả hoạt động tín dụng
a. Quy mơ tín dụng và tăng trưởng quy mơ tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh mức
tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHTM. Nếu ngân hàng đạt được mức tăng trưởng dư nợ qua các kỳ, năm cao hơn so với mức trung bình của ngành chứng tỏ ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng.
b. Thị phần tín dụng
Thị phần tín dụng cho thấy hiện tại ngân hàng đang ở vị trí như thế nào trong vị thế về mảng tín dụng giữa các ngân hàng trong hệ thống. Nếu thị phần tín dụng của ngân hàng tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng gia tăng được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
c. Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động tín dụng/ tổng thu của ngân hàng
rτ,, . .1 ,~∙ ,ʌ , . 4^ , Thu lẵi từ hoạt động tín dụng
Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động tín dụng = ————, , ' ,____√ ,' :
■ ■ Tong thu từ cấc hoạt động cúa ngằn hằng
cho biết hoạt động tín dụng đóng góp bao nhiêu trong tổng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nếu tỷ lệ này của ngân hàng cao hơn mức trung bình ngành và cao hơn các đối thủ cạnh tranh chứng tỏ ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong hoạt độngt ín dụng hơn các đối thủ cạnh tranh khác trong tổng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
d. Mức độ sử dụng vốn để cho vay:
.τ., ,ʌ 1 /. ʌ ,∙λ , zɪɪʌʃ,ʌ Tỷ tệ tổng dư nợ cho vay , ,.ʌ
Tỷ lệ cho vay/tông tiên gửi (LDR) = —. , <A : Chỉ tiêu này
cho
Tong huy động von
biết ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, cũng nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.
Ngân hàng có chỉ tiêu LDR cao hơn các đối thủ cạnh tranh thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động ngân hàng đó đang tốt hơn so với các đối thủ, từ đó giúp ngân hàng nâng cao lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình
e. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM, được tính bằng cách
lấy tơng thu nhập lãi rịng từ cho vay và đầu tư chia cho tông tài sản sinh lời). NIM được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Các khách hàng vay vốn đêu mong được sử dụng khoản vốn với chi phí thấp nhất. Do đó, lãi suất thấp hơn tương đối là một yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng. Tỷ lệ NIM cao hơn mức trung bình ngành, cho thấy Ngân hàng có nguồn lợi nhuận từ hoạt động cho vay tốt, còn tỷ lệ NIM thấp hơn mức trung bình ngành hay các đối thủ khác cho thấy ngân hàng duy trì mức chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động thấp, ngân hàng có lợi thế cạnh tranh vê giá so với các đối thủ cạnh tranh.
f TV. IA I', so/ 1 - Tông nợ xầu
Tỷ lệ nợ xâu (% ) = —T------ x 100
■ Tong dư nợ
Tông nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển vê nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thấp hơn mức trung bình ngành chứng tỏ ngân hàng có
lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng, vê khả năng quản lý tín dụng trong khâu cho
vay cũng như đôn đốc thu hồi nợ. Ngân hàng tận dụng hiệu quả lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của mình sẽ nâng cao được cả vê quy mơ và chất lượng tín dụng.
g. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và các chỉ số phản ánh kết quả hiệu quả tài chính các hoạt động kinh doanh của NH (tỷ lệ ROE và ROA)
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng = Doanh thu từ hoạt động tín dụng - Chi phí phục vụ hoạt động tín dụng.
Và ROA, ROE là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Mà hoạt động tín dụng lại là hoạt động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng có tăng qua các năm hay khơng, hay các tỷ lệ ROA, ROE của ngân hàng tốt (cao hơn mức trung bình ngành) hay khơng, cũng đồng nghĩa với ngân hàng kinh doanh hiệu quả hay không hiệu quả, cho thấy được hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt hay khơng tốt, ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng và phát huy được nó hay chưa khai thác được những lợi thế đó.
2.2.4.2. Đánh giá lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng thơng qua các chỉ tiêu định tính
Trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, nâng cao chất lượng phục vụ, làm hài lịng khách hàng vay vốn ln là vấn đề quan tâm của mọi ngân hàng. Nhưng đây là một khái niệm trừu tượng không thể cân, đong, đo, đếm được mà phải đánh giá nó qua quan điểm chủ quan của khách hàng, những tín hiệu mà cán bộ tín dụng nhận biết được qua quá trình giao dịch: sự tin cậy, cảm tình, thơng cảm của khách hàng trong các hoạt động tín dụng. Có thể đánh giá qua các chỉ tiêu:
a. Mức độ nhận biết thương hiệu ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng: Ngân hàng
mà có mức độ nhận biết thương hiệu trong lĩnh vực tín dụng cao, chứng tỏ ngân hàng có lợi thế cạnh tranh và đã xây dựng được uy tín trên thị trường tín dụng tốt.
b. Sự đa dạng và tính năng của các sản phẩm, dịch vụ tín dụng của Ngân hàng
đem lại cho khách hàng: Ngân hàng càng có danh mục các sản phẩm tín dụng phong phú cùng nhiều tính năng và lợi ích đem lại cho khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh thì càng có lợi thế cạnh tranh hơn trong lĩnh vực tín dụng so với các đối thủ.
c. Các chính sách, quy trình, thủ tục tín dụng: nhanh chóng, đơn giản hay phức
tạp; lãi suất, phí đi kèm, các phương thức tính lãi, trả lãi có thuận tiện cho khách hàng hay khơng; tốc độ xử lý hồ sơ tín dụng là nhanh hay là chậm: thủ tục thẩm định tài chính, thẩm định mục đích vay vốn và thủ tục thẩm định tài sản bảo đảm ra sao. Nếu các thủ tục và quy trình được đơn giản hóa, tạo sự thuận tiện nhanh chóng cho khách hàng thì ngân hàng sẽ tạo ra được sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng các
sản phẩm tín dụng của ngân hàng, đây cũng là một trong những lợi thế giúp ngân hàng thu hút được khách hàng vay vốn.
d. Độ an tồn, chính xác trong q trình thực hiện nghiệp vụ cho vay: cho thấy
trình độ chun mơn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng và hệ thống cơng nghệ xử lý quy trình tín dụng. Cũng giống như tác động của việc thuận tiện trong thủ tục quy trình tín dụng, viêc thực hiện chính xác các nghiệp vụ cho vay cũng đảm bảo cho khách hàng độ tin cậy nhất định vào ngân hàng, từ đó chỉ tiêu này cũng góp phần củng cố thêm lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng cho ngân hàng.
e. Mức độ hài lòng và đánh giá của khách hàng về hoạt động tín dụng:
Tất nhiên rằng nếu ngân hàng có mức độ hài lịng với các sản phẩm tín dụng cao hơn so với các đối thủ, điều nay cũng chứng tỏ ngân hàng đang có lợi thế cạnh tranh. Tỷ lệ hài lịng của khách hàng có thể được đánh giá qua các khảo sát trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội (Social Media), khảo sát khách hang...
f. Sự đổi mới trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Nếu ngân hàng ln có sự đổi mới kịp thời trong hoạt động tín dụng chứng tỏ ngân hàng khá nhạy bén trong chiến lược kinh doanh. Điều này cũng cho thấy lợi thế của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, khi mà sự đổi mới sẽ giúp ngân hàng thu hút và làm hài lòng được khách hàng nhiều hơn khi nhu cầu của họ ln địi hỏi ở ngân hàng ngày càng cao và khó tính.
Sự đổi mới trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể thể hiện qua:
- Sự đổi mới trong sản phẩm cho vay của ngân hàng
- Số lượng các phòng giao dịch, chi nhánh mới
- Nâng cấp cơng nghệ áp dụng xử lý quy trình tín dụng
Ngân hàng có thể đánh giá các chỉ tiêu định tính trên thơng qua khảo sát khách hàng hoặc so sánh với các đối thủ cạnh tranh, để từ đó có cái nhìn tương quan nhất về các lợi thế mà ngân hàng đang nắm giữ.