Đánh giá các kết quả đạt được và các tồn tại khi phát triển lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phát triển các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 486 (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 7 :_TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá các kết quả đạt được và các tồn tại khi phát triển lợi thế cạnh tranh

trong hoạt động tín dụng của ACB:

3.3.1. Những thành tựu đạt được

Qua quá trình hoạt động, ACB đã đạt được nhiều kết quả đáng được ghi nhận trong hoạt động tín dụng như:

- Thị phần tín dụng tăng dần và ACB đang dần lấy lại được vị thế của mình trên thị trường tín dụng nói riêng và trên hệ thống các ngân hàng nói chung.

- Tốc độ tăng tưởng tín dụng tăng mạnh: Quy mơ tín dụng của ACB tăng lên nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng chỉ từ 4,26% (năm 2013) lên 15,33% (năm 2015) và Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động tín dụng/ tổng thu của ngân hàng cũng đạt được con số rất lớn: từ 77,64% (năm 2013) tăng lên đến 94,59% (năm 2015). Hoạt động tín dụng là

một thế mạnh trong các hoạt động của ACB và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. ACB đang hoạt động tín dụng hiệu quả.

- Chất lượng các khoản vay được cải thiện và kiểm soát tốt. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn < 3% đáp ứng chỉ tiêu của NHNN quy định.

- ACB đạt được lợi thế cạnh tranh về giá khi lãi suất các khoản vay đều rất cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.

- Nền tảng công nghệ hiện đại được chú trọng ứng dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình tín dụng được xử lý nhanh chóng và dễ dàng, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng.

- Mạng lưới phân phối được dần mở rộng: Kênh phân phối truyền thống được ACB quan tâm phát triển. Việc này đã góp phần đưa các dịch vụ, sản phẩm tín dụng của ngân hàng đến mọi khu dân cư, thúc đẩy tăng trưởng doanh số tín dụng.

- Các sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng, một vài sản phẩm tín dụng thế hệ mới

đem lại lợi thế khác biệt cho ACB. Các dịch vụ tín dụng của ACB phát triển mạnh cả về

danh mục và doanh số, đặc biệt và các sản phẩm tín dụng bán lẻ, chủ yếu nhằm vào các đối tượng là các khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên, hộ sản xuất kinh doanh,

cho vay thế chấp, cho vay tiêu dùng như mua trả góp nhà đất, xe hơi, cho vay du học... - Chất lượng phục vụ khách hàng tốt, cùng đội ngũ cán bộ tín dụng ACB với chun mơn cao, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, giúp ACB có tỷ lệ hài lịng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng rất cao. Nguồn nhân lực ACB được trẻ hóa, năng động và có trình độ cao, ngân hàng TMCP Á Châu đã và đang triểm khai các loại hình hình dịch vụ nhằm tạo sự khác biệt trong sản phẩm và phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn. Nguồn nhân lực là nguồn lực ACB nhận thức có tính quyết định đối với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về vốn. ACB xem đây là nhân tố có tính chất quyết định đối với việc tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của mình và là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển ACB trở thành một NHTM hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn tới.

- ACB đã xây dựng tương đối thành cơng nhiều hình thức quảng bá thương hiệu.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB giai đoạn 2013 - 2015 còn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành

- Các sản phẩm ngân hàng khá phong phú, đôi khi chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. ACB xây dựng được một danh mục sản phẩm cho vay khác nhau (trên 60 sản phẩm), nhưng thực tế chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống như cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng, vay hỗ trợ vốn kinh doanh đối với hộ gia đình, tài trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định. Một số sản phẩm tín dụng như cho vay tín chấp điều kiện cho vay của ACB khá thắt chặt nên nhiều khách hàng khó tiếp cận được, hay sản phẩm bảo lãnh ACB cũng rất hạn chế.

- Chính sách tín dụng của ACB yêu cầu tương đối chặt chẽ về đối tượng khách

hàng hay tài sản bảo đảm, từ đó hạn chế một phần khả năng mở rộng tín dụng của ACB.

- Sự liên kết với các đối tác đơn vị hỗ trợ hoạt động tín dụng của ACBcịn hạn

chế. ACB có thực hiện liên kết với đơn vị địa ốc để hỗ trợ sản phẩm mua nhà, tuy

nhiên sự liên kết của ACB chỉ tập trung một số khu vực địa bàn thành phố nhất định và so với các đối thủ cạnh tranh, thì sự liên kết của là khá khiêm tốn.

- Lợi thế cạnh tranh của ACB chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới và cạnh tranh về giá cả, chất lượng dịch vụ, sự khác biệt hóa trong sản phẩm và sự nổi bật về công nghệ chưa phải là thế mạnh hoàn toàn của ACB.

- Kênh phân phối ACB chưa thực sự đa dạng, chủ yếu tập trung ở các thành phố và đô thị lớn, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy. Dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai hiện đại nhưng lượng khách hàng sử dụng còn khiêm tốn.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại:

3.3.3.1. về phía Ngân h àng:

Quan điểm của hệ thống điều hành của ACB nói chung và năng lực quản lý kiểm

sốt rủi ro tín dụng nói riêng theo xu hướng rất thận trọng cho nên các chính sách tín dụng tại ACB có nhiều yếu tố thắt chặt hơn các ngân hàng khác, từ đó cũng làm giảm đáng kể sự tăng trưởng quy mơ tín dụng lẽ ra ACB có thể đạt được: Có thể mặt tích cực là quản trị trị tốt hơn, đặc biệt trong khoảng thời gian khó khăn của ACB vừa qua, nhưng cũng chính chính sách này đã tạo ra tiêu cực là hoạt động tín dụng bị giảm lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Đầu tư đổi mới cơng nghệ cịn một số bất cập:

Chưa đồng bộ công nghệ phần mềm, phần cứng và nguồn chất xám nên việc khai thác sử dụng tính năng cơng nghệ của các cán bộ tín dụng đơi khi cịn gặp khó khăn. ACb đã chú trọng đầu tư công nghệ và đa dạng dịch vụ và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, song ứng dụng tiện ích cơng nghệ chưa sâu, đôi khi các CBTD khơng truy cập được vào các trang tiện ích, trang mạng phục vụ cơng việc của mình. Đầu tư cơng nghệ của ACB một phần phụ thuộc nhiều vào đối tác cung cấp cơng nghệ.

Với nhóm sản phẩm tín dụng:

Chiến lược phát triển tổng thể sản phẩm cịn chưa hồn chỉnh, các sản phẩm mới dừng lại ở những sản phẩm đơn thuần, truyền thống và đi theo các sản phẩm tín dụng, chưa chú trọng vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. Phát tiển sản phẩm mới theo chuỗi, gói chưa có hoặc chưa đồng bộ, thiếu kiểm sốt để tối ưu hóa việc sử dụng và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

Với nhóm thương hiệu:

Thương hiệu của ACB vẫn cịn ở mức kiêm tốn (nhóm đang phát triển) một phần do các chương trình khuếch trương, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của ACB chưa đầu tư một cách chuyên nghiệp, quy mô lớn và thường xuyên. Khách hàng đến với ACB nhiều qua kênh khách hàng giới thiệu khách hàng và tư vẫn viên, chứ ít biết đến từ các hình thức khuếch trương, quảng cáo thương hiệu, sản phẩm.

Nhóm lợi nhuận, hiệu quả hoạt động tín dụng

Mức tăng trưởng tín dụng chưa cao một phần do chính sách tín dụng thắt chặt cẩn trọng của ngân hàng, một mặt là do đây là giai đoạn tái cơ cấu lại các hoạt động của ACB sau giai đoạn khó khăn năm 2012.

Một số sự việc xảy ra giai đoạn trước đó của ngân hàng ảnh hưởng đến tâm lí khách hàng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Năm 2012, ACB đã trải qua nhiều cú sốc lớn như vụ việc một số lãnh đạo cao cấp của ACB bị khởi tố (trong đó sự kiện ơng Nguyễn Đức Kiên - một trong những người sáng lập và là một trong những cổ đông ảnh hưởng nhất của ACB bị bắt tạm giam điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế), cùng với đó là ngân hàng lỗ nặng vì vàng đã gây xáo trộn nhất định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ýđồchiénlược

______——■_________ Ngân hâng hàng đâu Việt Nam

Lợi thé cạnh tranh Dắn đáu vẻ định hướng Khách hàng Dănđâu vé két quà tầĩ chính bến vung — Dăn đáu về qn lý •9 - __ rủi ro — Dăn đáu vể hỉệuquẩ Dấn đáu vé đạo đửc kinh doanh ___________________ Các chỉ só đo lường két quả Mức độ hài lồng của khách hàng (qua khảo sát) só lượng sần phẩm mối khách hàng sửdụng Tăng trường thu nhệp Lcn nhuận trốn vón chủ sở hữu _______________ Tỷ lệ vốn cáp 1 Nợxáutháp hơn đáng kể SOVỜĨ thị trường Hệ số chi phl trên thu nhập _____________ Không khoan nhượng đối vởi những hành Vi phi đạo đửc Hiệu quả __________

Bên cạnh đó, các sự việc trên ít nhiều gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, nên từ đó ảnh hưởng một phần đến kết quả kinh doanh của ACB.

Nguồn thu của ACB đã bị co lại, giai đoạn 2013-2014 - giai đoạn xử lý hậu quả mà năm 2012 để lại, do đó kết quả hoạt động tín dụng của ACB bị ảnh hưởng tương đối.

3.3.3.2. Một số nguyên nhân khách quan:

- Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước về quản lý tài nguyên môi trường với các TCTD không đồng bộ, tiến độ công chứng của các cơ quan công chứng nhà nước, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất còn chậm nên nhiều trường hợp dẫn đến tình trạng quy trình tín dụng diễn ra chậm trễ.

- Hệ thống pháp luật về hoạt động cho vay và cạnh tranh trong hoạt động cho vay còn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ.

- Áp lực cạnh tranh do mở cửa thị trường tài chính theo cam kết giai nhập WTO, AFTA và các câm kết quốc tế khác của Việt Nam là rất lớn. Do đó, các ngân hàng TMCP Việt Nam như ACB khơng chỉ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn cạnh tranh rất lớn với các ngân hàng nước ngoài.

- Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra với xu hướng ngày càng gay gắt, không chỉ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau mà cịn với các tổ chức có hoạt động ngân hàng như cơng ty tài chính, bảo hiểu, chứng khốn, các quỹ đầu tư phát triển... Sự xâm nhập của các TCTD này đã làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc gia tăng thị phần và ACB cũng khơng nằm ngồi hiện tượng đó.

Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH

Một phần của tài liệu Phát triển các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 486 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w