Khái niệm và phân loại lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 486 (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 7 :_TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTM

2.2.1. Khái niệm và phân loại lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng

2.2.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Trong thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của J.B. Barney, P.Krugman, Gary Hamel, Philip Kotler.. .v.v.. Trong đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Giáo sư Micheal E. Porter - một trong những chiến lược gia hàng đầu của thế giới hiện đại. Ông phân tích cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh chính là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia.

Cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cạnh tranh ln có vai trị rất quan trọng và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, buộc các doanh nghiệp phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao trình độ, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học cơng nghệ, hồn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế.

Chiến lược cạnh tranh chính là sự tìm kiếm vị thế cạnh tranh thuận lợi trong ngành, nhằm tạo một vị thế cạnh tranh thuận lợi và bền vững trước những sức ép quyết định sự cạnh tranh trong ngành. Lợi thế cạnh tranh chính là vũ khí cốt lõi.

Về cơ bản, lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Theo Porter, nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó khơng đảm bảo sự thành cơng lâu dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững, có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà khơng có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. Bởi vậy, lợi thế cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ vị thế cạnh tranh thuận lợi của doanh nghiệp so với đối thủ. Đó là “vị trí tương đối” của doanh nghiệp trên thị trường, mà ở đó cho phép doanh nghiệp có thể mang đến cho

khách hàng một giá trị vượt trội so với các đối thủ. Vì thế, khách hàng sẽ chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và nhờ đó doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành.

Hình 1: Chiến lược cạnh tranh - Vị thế cạnh tranh - Lợi thế cạnh tranh

Như vậy nếu xét trong lĩnh vực ngân hàng mà hẹp hơn là trong hoạt động tín dụng, lợi thế cạnh tranh là khả năng vượt trội của Ngân hàng trong việc cung cấp các

sản phẩm tín dụng so với đối thủ cạnh tranh, nhờ đó ngân hàng đạt được mục tiêu nhất định của mình, thu hút được khách hàng sẽ chọn lựa những sản phẩm tín dụng của ngân hàng thay vì là của các đối thủ khác.

2.2.1.2. Phân loại LTCT trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng được xây dựng từ những đặc trưng của bối cảnh cạnh tranh và nằm ngay trong cách thức phân bổ nguồn lực riêng có của ngân hàng.

Theo Micheal Porter, cho dù bất kể doanh nghiệp có vơ số điểm mạnh và điểm yếu trước các đối thủ khác thì lợi thế cạnh tranh đều có thể được xây dựng theo hai cách đó là: chi phí thấp và khác biệt hóa. Dựa trên lý thuyết mà Porter đưa ra, tựu chung lại có hai loại lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng là lợi thế cạnh tranh chi phí thấp và lợi thế cạnh tranh khác biệt hóa:

- Lợi thế chi phí thấp: xuất hiện khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng những

tiện ích, giá trị tương đương các đối thủ cạnh tranh nhưng với một mức chi phí tích lũy thấp hơn. Khi ngân hàng đã kiểm sốt được chi phí thì nó sẽ có một cơng cụ cạnh tranh rất hiệu quả cho phép ngân hàng hoặc tăng lợi nhuận của mình, hoặc chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ cạnh tranh.

- Lợi thế khác biệt hóa: xuất hiện khi ngân hàng sẽ cung cấp những tiện ích,

những sản phẩm độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh, nên có thể khách hàng vẫn hài lòng và chấp nhận dù với mức giá cao hơn bình thường.

Một phần của tài liệu Phát triển các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 486 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w