Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 486 (Trang 34 - 44)

CHƯƠNG 7 :_TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTM

2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh trang của các NHTM có thể được phân loại thành hai nhóm nhân tố: các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan, cụ thể như sau:

2.2.5.1. Các nhân tố khách quan

Hoạt động tín dụng của các NHTM trên thị trường có ổn định và phát triển hay khơng, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ hay không phụ thuộc vào không chỉ bản thân các nguồn lực nội tại hiện có của các ngân hàng. Muốn khẳng định vị thế của mình trong thời gian dài các ngân hàng khơng nên chỉ chú trọng phát huy các nguồn lực nội tại mà còn phải chú ý đến các yếu tố khác như tiềm lực của đối thủ cạnh tranh chính như thế nào (các sản phẩm, dịch vụ thay thế, chất lượng phục vụ...), khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ mới, chiến lược mà các ngân hàng đang sử dụng có phù hợp khơng, ngân hàng có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường như thế nào, ngân hàng có khả năng thay đổi chiến lược cạnh tranh của mình khơng, các điều kiện của mơi trường vĩ mô sẽ tác động như thế nào đến các lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trước những điều kiện thị trường khác nhau và sự thay đổi của thị trường.

Cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh chung của các NHTM, lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa - xã hội, mơi trường chính trị - luật pháp, mơi trường kỹ thuật - công nghệ. Mối quan hệ đó được biểu diễn qua sơ đồ sau:

Hình 2: Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến LTCT trong hoạt động tín dụng của NHTM.

Yếu tố trực tiếp tác động hết sức quan trọng chính là mơi trường tự nhiên, mơi trường tự nhiên bao gồm dân số, phong tục tập quán, môi trường địa lý và xu thế phát triển của những yếu tố này tại vùng nơi ngân hàng đặt trụ sở. Vì dân cư sống tại địa

bàn ngân hàng đặt trụ sở hoặc doanh nghiệp hoạt động cùng địa bàn là những khách hàng của ngân hàng nên các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến cá hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng có lợi thế về cho vay phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không muốn mở chi nhánh ở những nơi đơng dân cư mà có ít các doanh nghiệp hoạt động bởi vì như thế sẽ làm lãng phí nguồn lực của ngân hàng và tăng chi phí đi lại giao dịch với ngân hàng của các khách hàng là những doanh nghiệp có trụ sở xa các chi nhánh, phịng giao dịch của ngân hàng.

Việc xác định được số liệu về tổng dân số, tỷ lệ phát triển dân số, xu thế phát triển dân số và phong tục tập quán của người dân tại địa bàn ngân hàng đặt trụ sở có thể giúp ngân hàng xác định được tiềm năng của thị trường và dự đoán được xu thế phát triển chung của thị trường, từ đó đưa ra được các chiến lược, các đối sách phù hợp để kinh doanh sao cho có hiệu quả. Cụ thể trong hoạt động cho vay nếu người dân tại địa bàn ngân hàng hoạt động có tâm lý e ngại vay mượn thì ngân hàng sẽ khó thu hút được khách hàng ở khu vực này hơn.

Các yếu tố về mặt địa lý tại địa bàn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng giao dịch hay chi nhánh của ngân hàng, các đặc điểm về địa lý của mỗi vùng, miền, khu vực khác nhau là khác nhau, do vậy khi quyết định đặt phòng giao dịch hoặc chi nhánh tại đâu ngân hàng cần nghiên cứu đặc điểm của khu vực đó để có thể có những quyết định về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực. Điều này còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và quan điểm quản lý của các nhà quản lý ngân hàng, do đó tạo nên sự khác biệt trong sự cạnh tranh của mỗi ngân hàng vì khơng phải ngân hàng nào cũng hoạt động trong điều kiện tự nhiên như nhau mà mỗi ngân hàng phải tìm được cách bố trí sao cho phù hợp với mơi trường hoạt động của mình.

Nhân tố thứ hai là mơi trường kinh tế: Lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, tốc độ phát triển của nền kinh tế, các ngành mũi nhọn có thế mạnh của nền kinh tế... đều ảnh hưởng đến các kế hoạch, chiến lược phát triển và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

Có thể thấy nếu tốc độ tăng trưởng cao hơn sẽ kích thích đầu tư, do vậy cầu về vốn trên thị trường sẽ tăng lên, các nhà đầu tư thiếu vốn sẽ tìm đến ngân hàng vay nhiều hơn, cịn nếu tốc độ phát triển chững lại hoặc giảm sẽ gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư, họ sẽ xem xét tình hình thị trường rồi mới quyết định đầu tư, như vậy hoạt

động tín dụng với các ngân hàng cũng sẽ chững lại nếu khơng có các biện pháp kích cầu

của chính phủ. Sự thay đổi này sẽ gây ra các tác động khơng giống nhau đến các ngân hàng bởi vì khơng có ngân hàng nào có thể chun mơn hố hoạt động tốt trên mọi lĩnh vực và trên mọi địa bàn nên sẽ có sự khác biệt về vị thế cũng như lợi thế cạnh tranh.

Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức cầu của các khoản vay, muốn thu khách hàng, các ngân hàng thường đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn để cạnh tranh với các ngân hàng khác, tuy nhiên mức lãi suất đưa ra phải dựa trên mức lãi suất cơ bản trên thị trường và có sự so sánh với mức lãi suất của các đổi thủ cạnh tranh.

Yếu tố tiếp theo là tình hình lạm phát của nền kinh tế, nếu nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao thì người đi vay là người được lợi, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát cao làm cho các dự án trở nên mạo hiểm hơn và do đó các doanh nghiệp cũng sẽ dè dặt hơn khi muốn vay vốn đầu tư. Khi nền kinh tế có mức lạm phát cao thì các chính sách của chính phủ sẽ nhằm tăng lãi suất huy động vốn để thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng, đầy lãi suất cho vay tăng do đó hoạt động cho vay trở nên khó khăn hơn.

Mơi trường văn hóa - xã hội: Lợi thế cạnh tranh của một ngành có thể bị tác động rất nhiều bởi một số yếu tố về văn hóa - xã hội. Những đặc điểm đó tác động đến nhiều mặt của một ngành và trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng các đặc điểm đó tác động nhiều nhất đến yếu tố con người thông qua việc tác động đến nhu cầu và nguồn nhân lực. Những đặc điểm xã hội có ảnh hưởng đến cầu đối với các dịch vụ ngân hàng nói chung và dich vụ cho vay của ngân hàng nói riêng là: lịng tin của dân chúng đối với các ngân hàng, thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân, trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng, mức thu nhập của người dân...

Có thể nói, ngân hàng là một ngành kinh doanh “lịng tin", nếu ngân hàng khơng được khách hàng tin tưởng thì hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng chắc chắn sẽ khơng thể phát triển. Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Nếu người dân có thói quen sử dụng và cất trữ tiền mặt nhiều thì rõ ràng ngân hàng sẽ mất đi nhiều cơ hội kinh doanh. Mức tiết kiệm càng cao thì càng ảnh hưởng đến nguồn cung tín dụng cho các ngân hàng. Trình độ dân trí cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hướng đến nhu cầu sử dụng các dich vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng là một loại hình dịch vụ cao cấp, khơng phải ai cũng cảm thấy tự tin khi thực

hiện các giao dịch với ngân hàng. Trình độ dân trí càng cao thì khả năng phổ biến các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận tiện và do đó cơ hội để đổi mới của các ngân hàng cũng sẽ cao hơn. Mức thu nhập cũng có xu hướng ảnh hướng tương tự: thnhập càng cao thì càng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.

Môi trường kỹ thuật cơng nghệ đã góp phần lớn trong việc cải thiện chất lượng các

dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng, tạo thêm nhiều dịch vụ thuận tiện cho khách hàng, môi trường kỹ thuật cơng nghệ cũng là một yếu tố góp phần làm khác biệt lợi thế cạnh tranh và ấn tượng đối với khách hàng của mỗi ngân hàng. Một ngân hàng với cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại sẽ tạo sự tin tưởng đối với

khách hàng hơn. Ngày nay với cơng nghệ hiện đại các ngân hàng có thể thực hiện giao dịch, thanh toán, tư vấn, hướng dẫn lập hồ sơ, nhận hồ sơ qua mạng máy tính một cách nhanh chóng và tương đối bảo đảm. Điều này sẽ giúp ngân hàng và cả khách hàng tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi thực hiện giao dịch, hơn nữa hiện nay trong nền kinh tế

hoạt động thương mại điện tử đang được ứng dụng và phát triển ngày càng rộng rãi nên một trung gian tài chính như ngân hàng nhất thiết cũng phải ứng dụng được các công nghệ hiện đại này. Tuy nhiên hệ thống các công nghệ hiện đại cần phải được đầu tư trang bị với số vốn lớn khơng phải ngân hàng nào cũng có điều kiện để đầu tư, chính điều đó cũng tạo nên sự khác biệt về lợi cạnh tranh giữa các ngân hàng trong một quốc gia và giữa các ngân hàng ở các quốc gia có trình độ khoa học cơng nghệ khác nhau.

Kinh doanh ngân hàng là một ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các cơ quan chức năng có thẩm quyền và ln được điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật. Hoạt động cho vay là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng, mà các ngân hàng lại là hầu bao của nền kinh tế nên các quy định của pháp luật về hoạt động này của ngân hàng là rất chặt chẽ, ví dụ như quy định cho vay với một khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp khơng được vượt q 15% vốn tự có của một NHTM, quy định này hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng nhưng lại giúp ngân hàng giữ an toàn trước rủi ro thanh khoản và rủi ro mất vốn nếu khách hàng gặp khó khăn trả nợ chậm hoặc khơng trả được nợ. Với quy định trên thì một ngân hàng có vốn tự có thấp sẽ khơng thể cho vay một khách hàng số tiền lớn hơn 15% vốn

Mơi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng không chỉ là các ngân hàng trong một nước mà giữa các ngân hàng ở các nước khác nhau, ví dụ như khi luật pháp nước ta quy định các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép nhận tiền gửi của các cá nhân Việt Nam thì rõ ràng lợi thế về mặt cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam là rất lớn. Đây mới chỉ là một vấn đề về mặt bảo hộ, còn về các quy định khác có thể sẽ gây nên sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc doanh và các NHTM cổ phần,...

Ngồi các yếu tố vĩ mơ như đã kể trên, các đối thủ cạnh tranh với ngân hàng cũng là một trong những yếu tố ảnh hướng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nhất là trong giai đoạn hiện nay trong ngành ngân hàng đang càng ngày càng có nhiều thành viên gia nhập, và ngân hàng nào cũng cố gắng hồn thiện mình cho tốt hơn để có thể thu hút khách hàng, do vậy muốn cạnh tranh với các ngân hàng khác trước tiên bản thân nội tại ngân hàng phải biết rõ thế mạnh của mình và so sánh với tương quan trong hệ thống ngân hàng, phải biết được điểm mạnh, điểm yếu và phương thức làm việc của các đối thủ để có thể giữ được và mở rộng thị trường tiềm năng.

Một nhân tố nữa cũng hết sức quan trọng chính là khách hàng, một ngân hàng không thể tồn tại nếu không có khách hàng, do vậy thái độ của khách hàng là yếu tố rất quan trọng mà ngân hàng cần ln quan tâm tìm hiểu. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng tốt được các nhu cầu đó chính là thành cơng đối với ngân hàng. Vì vậy ngân hàng nên ln ln lắng nghe và tìm hiểu thơng tin từ khách hàng, những ý kiến đó sẽ giúp ngân hàng có được những chính sách, chiến lược phục vụ khách hàng phù hợp, từ đó tạo nên thương hiệu và lợi thế của ngân hàng khi chinh phục khách hàng của mình.

2.2.5.2. Các nhân tố chủ quan

Lợi thế cạnh tranh của một NHTM tất nhiên phải phụ thuộc vào nội lực của ngân hàng đó. Nội lực của ngân hàng có thể được đánh giá qua: tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống marketing của ngân hàng, hệ thống thông tin, mạng lưới hoạt động...

Ngân hàng kinh doanh trên thị trường tài chính nên yếu tố năng lực tài chính là rất quan trọng trong quá trình kiến tạo lợi thế cạnh tranh, sức mạnh cạnh tranh và phạm vi cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Quy mô vốn của ngân

hàng càng lớn thì càng tạo được niềm tin với khách hàng, hơn nữa các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh có thể đầu tư vào phát triển các dịch vụ mới, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh - đây thường là các khoản đầu tư cần số vốn lớn nên không phải ngân hàng nào cũng có thể làm được. Tình hình tài chính của một ngân hàng là điều mà khách hàng rất quan tâm, cụ thể là tính lành mạnh, hợp lý của các hệ số tài chính trong các báo cáo tài chính. Nếu một ngân hàng có tình hình tài chính có vấn đề thì uy tín sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, vì thế ngân hàng ln phải cố gắng duy trì tình hình kinh doanh ổn định và phát triển trong điều kiện chung của thị trường. Trong một số trường hợp các ngân hàng có quy mơ vốn lớn cịn có thể áp dụng những chiến lược kinh doanh tận dụng được điểm mạnh này của mình. Có thể thấy các ngân hàng có nguồn lực tài chính mạnh có lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các ngân hàng khác vì có thể chủ động trong mọi hoạt động của mình cũng như đứng vững trước các đối thủ khác.

Yếu tố thứ hai về nội lực của ngân hàng là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một phần tất yếu trong mỗi ngân hàng và quyết định đến sự thành bại của ngân hàng, trong đó bao gồm cả các nhân viên làm việc trong ngân hàng và ban lãnh đạo ngân hàng, cụ thể trong hoạt động tín dụng các nhân viên là các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định. Một ngân hàng tốt phải là một ngân hàng có đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn giỏi, nhiệt tình trong cơng việc và có tinh thần trách nhiệm cao, được tổ chức một cách chặt chẽ, có hiệu quả bởi ban lãnh đạo ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng cũng là người đưa ra các quyết định, chính sách và chiến lược hoạt động trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, do vậy trình độ và quan điểm của ban lãnh đạo giữ vai trò rất quan trong trong khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Với tư cách là người chiu trách nhiệm đầu tiên về khả năng cũng như lợi thế cạnh tranh của ngân hàng,

ban lãnh đạo phải là người có khả năng về chun mơn, khả năng phân tích và phán đốn, có nghệ thuật đổi nhân xử thế. Trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng chính là điểm

tạo nên sự khác biệt về vì thế của ngân hàng so với mặt bằng chung của ngành, một

Một phần của tài liệu Phát triển các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP á châu (ACB) khoá luận tốt nghiệp 486 (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w