Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 423 (Trang 26 - 30)

Môi trường kinh tế

Nen kinh tế là một hệ thống gồm nhiều hoạt động kinh tế tạo thành môi trường kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tương tác với nhau. Tính hiệu quả của nền kinh tế được biểu thị qua tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu về lạm phát, thu nhập quốc dân, mức tăng trưởng thu nhập dân cư,.. .Môi trường kinh tế cũng chụi tác động của các chính sách của Đảng và Nhà nước, chính trị, xã hội do đó ln biến động. Sự biến động này tác động không nhỏ đến các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là các NHTM. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định và sẽ kích thích sản xuất phát triển, thu nhập của người dân tăng cao, cuộc sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng và mở rộng sản xuất cũng được nâng cao hơn. Đây là cơ hội để các NHTM phát triển các hoạt động CVKHCN.

Chỉ số lạm phát cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động cho vay của các NHTM. Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao, đồng tiên mất giá, mức thu nhập của người dân giảm xuống, thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì người dân có xu hướng nắm giữ hàng hóa nhiều hơn. Huy động vốn của ngân hàng trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến cho vay nói chung và CVKHCN nói riêng.

Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho các NHTM tìm kiếm được các nguồn vốn với chi phí thấp, triển khai được nhiều sản phẩm CVKHCN độc đáo không chỉ đáp ứng được nhu cầu của KH mà cịn tăng tính cạnh tranh cho các NHTM, góp phần nâng cao hiệu quả CVKHCN. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thối, khơng ổn định làm cho sản xuất thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm khiến khả năng phát triển CVKHCN giảm theo và kéo theo hàng loạt rủi ro cho ngân hàng như vỡ nợ, đồng thời khả năng tìm kiếm nguồn vốn giảm. Vì vậy trong giai đoạn này, ngân hàng đặc biệt kiểm sốt chặt chẽ CVKHCN

để đảm bảo tính an tồn cho ngân hàng

Môi trường pháp lý

Ngân hàng thương mại hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát của NHNN. Các NHTM phải tuân thủ mọi chính sách, quy định pháp luật và các chủ trương, cơ chế điều hành của Nhà nước và NHNN. Chính những quy định này có tác động rất lớn đến hoạt động CVKHCN của ngân hàng. Nếu các văn bản quy định không rõ ràng, chặt chẽ,

khơng đồng bộ sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng khi vay, đồng thời doanh nghiệp sẽ không yên tâm để sản xuất kinh doanh, giảm đầu tư, thu nhập của người dân giảm xuống làm cho nhu cầu chi tiêu giảm, hoạt động CVKHCN giảm. Ngược lại. môi trường pháp lý chặt chẽ, đồng bộ sẽ giúp hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt được hiệu quả.

Ở các nước có hoạt động CVKHCN phát triển thì hệ thống pháp luật của họ rất có sự đồng bộ thống nhất, rõ ràng là cơ sở để hoạt động CVKHCN được diễn ra thuận lợi, bao gồm quy định về tài sản đảm bảo, hạn mức cho vay, trích lập dự phịng nợ q hạn. Cịn tại Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp luật cịn khá chồng chéo, phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM trong quá trình tác nghiệp.

Để hoạt động CVKHCN thật sự đạt hiệu quả thì cần xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng nhất quán, là kim chỉ nam để các NHTM hoạt động.

Văn hóa - Chính trị - Xã hội

Hoạt động CVKHCN của NHTM phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của KH, mà nhu cầu của KH chụi tác động rất nhiều vào các yếu tố như thói quen tiêu dùng, niềm tin, trình độ học vấn, tình hình an ninh trật tự,.. .Chính vì vậy các yếu tố này cũng tác động tính hiệu quả của CVKHCN.

Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất nhiều vào hoạt động CVKHCN. Ở các nước phát triển khi trình độ dân trí cao, người dân có nhiều phương tiện để nắm bắt thơng tin và được tiếp cận với nhiều sản phẩm tín dụng từ ngân hàng nên hoạt động CVKHCN có nhiều cơ hội phát triển. Trình độ dân trí cao đồng nghĩa với rủi ro do sự thiếu hiểu biết của KH được giảm bớt. Hiện nay, trình độ dân trí của Việt Nam chưa đồng đều, đây cũng chính là một rào cản lớn đối với các NHTM trong việc nâng cao hiệu quả trong cho vay.

Bên cạnh đó thói quen tiêu dùng tác động trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của KHCN, từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm cho vay của ngân hàng.

Tình hình an ninh trật tự không được đảm bảo sẽ gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư, dẫn đến đầu tư giảm, cá nhân, hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn để dự phòng cho tương lại khiến khả năng cho vay của ngân hàng giảm.

Điều kiện công nghệ, kỹ thuật

Công nghệ là yếu tố tác động đễn việc phát triển các sản phẩm CVKHCN của ngân hàng. Bởi công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng dễ dàng triển khai, thiết kế các sản phẩm cho vay mới. đồng thời KH cũng dễ dàng tương tác với ngân hàng hơn. Công nghệ càng hiện đại, càng phát triển thì hiệu quả trong CVKHCN càng lớn. Có thể nói rằng cơng nghệ chính là vũ khí để các các NHTM có thể tăng tính cạnh tranh, nó giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu thời gian giao dịch của KH nhưng vẫn đảm bảo giao dịch được thực hiện một cách chính xác, giảm chi phí. Những ngân hàng nào chụi đầu tư cho cơng nghệ thì ngân hàng đó càng có tính cạnh tranh và thu huts được nhiều KH hơn.

Tuy nhiên việc phát triển công nghệ phải đi kèm với việc đào tạo đội ngũ nhân viên có thể sử dụng cơng nghệ thành thào vào quá trình tác nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh

Bất cứ một nghành nghề nào đều phải chụi sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngồi. Đặc biệt trong nghành tài chính - ngân hàng, là một nghành khá đặc thù. Mảng CVKHCN là một mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận khá cao, vì vậy các NHTM đang cạnh tranh gay gắt với nhau.

Môi trường cạnh tranh gay gắt khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút KH, đồng thời nó sẽ đào thải các ngân hàng yếu kém, không đủ khả năng. Tuy nhiên yếu tố cạnh tranh cũng chính là động lực để các ngân hàng khơng ngừng hồn thiện để đưa ra các sản phẩm CVKHCN mới có chất lượng và quy trình giao dịch gọn nhẹ.

Khách hàng

KH là đối tượng trực tiếp sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Để hoạt động CVKHCN đạt được hiểu quả thì yếu tố KH có vai trị vơ cùng quan trọng. Các nhân tố xuất phát từ phía KH:

Đạo đức của KH: Đây là yếu tố kiên quyết thể hiện thiện chí trả nợ cho ngân hàng đối

với người đi vay. Một người đi vay có thu nhập cao có tài sản đảm bảo nhưng khơng có

thiện chí trả nợ thì đem đến rủi ro cho ngân hàng là không thu hồi được vốn. Bản chất của rủi ro tín dụng chính là rủi ro KH. Để giảm thiểu rủi ro này đòi hỏi ngân hàng cần có biện pháp để kiểm sốt thơng tin KH mà ngân hàng cung cấp.

Khả năng tài chính: Sau khi xem xét tư cách đạo đức thì cần xem xét đến khả năng tài

chính của KH. Những KH có thu nhập cao thì khả năng hồn trả nợ sẽ cao hơn so với KH có thu nhập thấp hơn. Thu nhập của KH là yếu tố mà ngân hàng đặc biệt chú ý vì đó chính là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng trong CVKHCN. Do đó ngân hàng sẽ kiểm sốt một cách chặt chẽ dưới cả hai góc độ: tình hình tài chính hiện tại và xu hướng biến động trong tương lai.

Tài sản đảm bảo: Cơ sở để phịng ngừa rủi ro chính là tài sản đảm bảo. Nếu khoản vay

KHCN nào có tài sản đảm bảo thì càng hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên giá trị của tài sản đảm bảo và tính thị trường của tài sản đảm bảo cũng tác động đến công tác phát mại tài sản đảm bảo khi KH khơng có khả năng thnah toán của, điều này ngân hàng cần phải chú ý. Vì CVKHCN chụi nhiều rủi ro nên hầu như các NHTM của Việt Nam đều yêu cầu có tài sản đảm bảo khi cấp tín dụng cho KHCN, hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 423 (Trang 26 - 30)

w