Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 423 (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TPBANK CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay chi nhánh Hoàn Kiếm từ 2014-2016

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo nội bảng quy đổi tại chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2014-2016

Qua bảng số liệu có thể thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Hoàn Kiếm đã tăng liên tục qua các năm từ 2014 đến năm 2016. Trong đó năm 2015, dư nợ cho vay tăng khoảng 73% tương đương là 838 tỷ đồng, là năm có mức dư nợ cho vay tăng cao nhất, trong khi năm 2016 thì dư nợ cho vay chỉ tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2015 là do chi nhánh Hoàn Kiếm đã thực hiện kế hoạch tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng TPBank trong năm 2015 đã đề ra. Đặc biệt trong năm 2015 thì nhu cầu vay vốn gia tăng như vay vốn tiêu dùng, kinh doanh và nắm được nhu cầu đó thì chi nhánh đã thực hiện kế hoạch tăng dư nợ cho vay. Tuy nhiên việc chi nhánh chạy theo chỉ tiêu tăng dư nợ cho vay do ngân hàng TPBank đưa ra, mà không quan tâm đến khả năng thu hồi vốn, các yếu tố khác có thể sẽ gây rủi ro cho chi nhánh, làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ khó địi. Nhận thấy được rủi ro có thể xảy ra nên 2016, chi nhánh Hoàn Kiếm đã giảm tăng trưởng dư nợ cho vay xuống để đảm bảo an toàn.

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Thu nhập hoạt động 152,3 187,4 315,2 35,1 127,8 Chi phí hoạt động 128,4 152 257,6 23,6 105,6

Lợi nhuận trước thuế 23,9 35,4 57,6 11,5 22,2 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay theo thời hạn

Qua 3 biểu đồ có thể thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu cho vay từ năm 2014 đến 2016 và có sự biến động đáng kể, theo đó cho vay ngắn hạn năm 2015 đã gấp khoảng 2 lần so năm 2014 nhưng năm 2016 lại giảm khoảng 17,3% tương đương 174,9 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Bên cạnh đó thì cho vay trung hạn và dài hạn lại tăng mạnh, cụ thể, cho vay trung hạn năm 2016 đã tăng 93,2% tương đương 374,9 tỷ đồng so với năm 2014, còn cho vay dài hạn tăng khoảng 164%. Việc tăng mạnh cho vay trung, dài hạn có thể gây rủi ro cho chi nhánh, đặc biệt là khi chi nhánh sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, nếu khơng có biện pháp đảm bảo an tồn thích hợp. Do đó chi nhánh Hồn Kiếm cần có biện pháp sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn, nên xây dựng một cơ cấu cho vay hợp lý phù hợp với cơ cấu huy động vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP tiên phong chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 423 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w