Chính sách CVKHCN của ngân hàng
Hoạt động tín dụng của mỗi NHTM đều phải căn cứ vào các quy định pháp luật của NHNN và các chính sách do bản thân ngân hàng đó đề ra. Đây chính là kim chỉ nam để hoạt động CVKHCN được diễn ra, các quy định đó bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng của ngân hàng xây dựng một quy trình cho vay phù hợp với đặc điểm kinh doanh và điều kiện của ngân hàng.
Chính sách tín dụng tạo nên sự thống nhất trong hoạt động cho cho vay của ngân hàng, là phương hướng, chỉ dẫn cho các cán bộ tín dụng tác nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm sốt rủi ro xảy ra trong q trình cho vay thì các ngân hàng cần phải xây dựng các chính sách tín dụng nhất quán, hợp lý phù hợp với điều kiện của ngân hàng để phát huy được các thế mạnh vốn có và khắc phục, hạn chế các yếu điểm nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Khả năng tài chính của ngân hàng
Để thực hiện được các hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM dều cần có vốn hay nguồn tài chính. Nguồn tài chính này bao gồm vốn chủ sở hưu và nguồn vốn huy động từ bên ngồi.
Vốn tự có là nguồn vốn ổ định, tăng trưởng cùng với quá trình mở rộng hoạt động của ngân hàng, thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Tuy rằng hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài, nhưng vốn tự có cũng có ý nghĩa quan trọng, đó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác, tạo nên uy tín cho ngân hàng.
Khả năng huy động vốn của ngân hàng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cấp tín dụng của NHTM. Nguồn vốn huy động càng lớn và đa dạng tạo điều kiện không chỉ cho hoạt động cho vay mà còn cho các hoạt động khác. Mặt khác chi phí huy động cũng ảnh hưởng đến lãi suất cho vay, nếu chi phí huy động thấp thì ngân hàng càng có điều kiện để cho vay với lãi suất cạnh tranh.
Tiềm lực tài chính mạnh sẽ giúp ngân các NHTM có đủ khả năng đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của KH, tạo niềm tin cho KH. Đồng thời nhờ có khả năng tài chính ổn định cịn giúp ngân hàng có điều kiện để đầu tư vào trong thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả CVKHCN.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngân hàng
Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là việc ứng dụng, triển khai và phát triển các thành tựu của khoa học vào trong quá trình kinh doanh của các NHTM sẽ giúp quá trình giao dịch, xử lý nghiệp vụ của ngân hàng diễn ra một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính chính xác.
Việc triển khai các sản phẩm Internet Banking là xu hướng tất yếu của ngành ngân hàng trong tương lai. Tại Việt Nam hiện nay, đã có nhiều ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào công nghệ thông tin để có thể cải thiện và nâng cao hiệu quả giao dịch. Khi mà KH hoàn tồn có thể sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng. Chính sự đầu tư đúng dắn này, bước đầu đã đem lại hiệu quả cho các ngân hàng.
Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng
Các sản phẩm CVKHCN thành cơng, có hiệu quả thì ngồi yếu tố về chất lượng của chính sản phẩm đó thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ. Quá trình CVKHCN cần sự tương tác rất nhiều của KH và nhân viên tín dụng, do đó vai trị của các cán bộ tín dụng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo dấu ấn và thiết lập mối quan hệ với KH. Do đó địi hỏi ở nhân viên tín dụng cần có kỹ năng chun mơn vững vàng, hiểu rõ về quy trình cho vay và quy định của ngân hàng và có đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ KH tận tình, chu đáo.
Các ngân hàng luôn coi trọng công tác tuyển dụng các cán bộ tín dụng, thu hút những ứng viên tốt có đủ năng lực, kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp có trách nhiệm cao. Bởi một nhân viên tín dụng mà có trình độ thấp, không có khả năng thẩm định KH, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp,... đều làm giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng. Đặc biệt một chuyên viên tín dụng mà khơng có đạo đức nghề nghiệp sẽ gây tổn thất cho ngân hàng, giảm uy tín, có thể đứng trước nguy cơ phá sản. Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh trong nghành là rất lớn nên tủy vào sự phát triể, điều kiện kinh tế - xã hội thì các ngân hàng cần phải nắm bắt được các nhân tố tác động và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động CVKHCN.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Toàn bộ chương 1 đã trình bày ở trên là những lý luận cơ bản về hoạt động CVKHCN của các NHTM. Thông qua những lý luận cơ bản này đã tạo nền tảng cho việc phân tích tính hiệu quả của hoạt động CVKHCN tại ngân hàng TPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm. Đây là những kiến thức tổng quát nhất về họat động cho vay nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng, nó đưa ra cách hiểu rõ ràng về hoạt động cho vay KHCN của các NHTM và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động này tại một ngân hàng.