Về hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 500 (Trang 49 - 56)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL TẠI NH XÂY DỰNG CH

2.2.2. Về hoạt động tín dụng

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ của CB - chi nhánh HN giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- %

Khách hàng cá nhân 404 85.59% 810 84.99% 720 84.31% 406 100.50% (90) -11.11% Khách hàng DNVVN 68 14.41% 143 15.01% 134 15.69% 75 110.29% (9) -6.29%

Tổng dư nợ tín dụng 472 100% 953 100% 854 100% 481 101.91% (99) -10.39%

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của CB chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016-2018)

Từ bảng 2.6 ta thấy dư nợ tín dụng có sự biến động thể hiện rõ nét nhất qua giai đoạn 2016-2017 khi tăng từ 472 tỷ đồng lên 953 tỷ đồng (+481 tỷ đồng ~ 101.91%), tốc độ tăng trưởng là 101.91% gấp 5.6 lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống là 18.17%). Năm 2018, dư nợ tín dụng giảm 99 tỷ ~ 10.39% so với năm 2017, xuống còn 854 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng rịng là số dư nợ còn lại sau khi đã trừ đi khoản Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. Dự nợ tín dụng rịng cuối năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016 ở mức 844 tỷ đồng (+ 474 tỷ đồng ~ 128.73%), tuy nhiên đến cuối năm 2018 giảm xuống chỉ còn 651 tỷ đồng (-193 tỷ đồng ~22.87%). Bảng trên cho thấy, dư nợ tín dụng chiếm một phần tương đối nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản, tỷ trọng tín dụng rịng giai đoạn 2016-2018 chỉ khoảng 8.75% - 10.39%.

39

a. Phân tích dư nợ tín dụng bán lẻ theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng bán lẻ theo đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL % SL % SL % Ngắn hạn 122 25.76% 246 25.81% 345 40.40% Trung hạn 57 12.01% 114 11.96% 44 5.15% Dài hạn 294 62.23% 593 62.22% 465 54.45% Tổng dư nợ tín đụng 472 100.00 % 953 100.00 % 854 100.00%

(Nguồn: Số liệu tính tốn từ BCTN của CB chi nhánh HNgiai đoạn 2016-2018)

40

Dư nợ cho vay bán lẻ của CB Hà Nội tập trung phần lớn vào cá nhân. Giai đoạn 2016-2018 tỷ trọng dư nợ cá nhân có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn ở mức cao trong cơ cấu dư nợ tín dụng, ở mức 85.59% năm 2016, đến năm 2018 giảm xuống ở mức 84.31% . So với năm 2016 dư nợ cá nhân và dư nợ doanh nghiệp năm 2017 đều tăng mạnh (100.5% đối với cá nhân và 110.29% đối với DNVVN). Năm 2018, con số này giảm nhẹ lần lượt là 11.11% và 6.29%. Có thể thấy, tốc độ trưởng dư nợ của khách hàng cá nhân thấp hơn khách hàng doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, ngân hàng thu hút được nhiều đối tác doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng - đây cũng là thế mạnh của ngân hàng. Với đặc thù về phương thức tổ chức, quy mô hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh phức tạp nên cho vay DNVVN thường rủi ro hơn rất nhiều so với cho vay cá nhân nhưng đây lại là động lực lớn trong việc tăng quy mơ cho vay, mở rộng thì phần bán lẻ của ngân hàng, trong tương lai CB Hà Nội không chỉ tập trung vào mảng KHCN mà còn muốn phát triển cả mảng tín dụng đối với những doanh nghiệp SME.

b. Phân tích dư nợ tín dụng bán lẻ theo thời hạn khoản vay

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng bán lẻ theo thời hạn khoản vay tại CB - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của CB chi nhánh HNgiai đoạn 2016-2018)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL % SL % SL %

Nợ nhóm 1 269 56.99% 665 69.78% 571 66.86%

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn khoản vay tại CB - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016-2018

- Ngắn hạn ■ Trung hạn B Dài hạn

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của CB chi nhánh HNgiai đoạn 2016-2018)

Biểu đồ 2.3 cho thấy sự biến đổi rõ nét trong cơ cấu khoản vay theo kỳ hạn. Tỷ trọng các khoản vay dài hạn và trung hạn có xu hướng giảm dần, nợ dài hạn năm 2016 chiếm 62.23% nhưng đến năm 2018 chỉ chiếm 54.45% tương tự nợ trung hạn với mức giảm từ 12.01% xuống 5.15%. Các khoản nợ trung, dài hạn tuy có giảm nhưng vẫn chiếm > 60% trong tổng cơ cấu nợ. Tiếp đến là sự gia tăng mạnh của nợ ngắn hạn cụ thể năm 2016 chỉ chiếm 25.76% nhưng đến năm 2018 đã tăng lên 40.40%. Các khoản vay trung và dài hạn thường có lãi suất cao hơn so với khoản vay ngắn hạn, đem về lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng nhưng đi kèm theo đó là rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Kết quả trên nằm trong kế hoạch của CB Hà Nội khi hướng tới mục tiêu tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn lên trên 60% và giảm tỷ trọng các khoản vay trung dài hạn xuống dưới 40%. Để thực hiện được điều này, CB đã tung ra thị trường những sản phẩm cho vay hấp dẫn, đặc biệt các sản phẩm cho vay thế chấp với lãi suất chỉ từ 8.5%/năm. Hay các sản phẩm cho vay tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của mình là mảng xây dựng và nhà ở như sản phẩm: Ngôi nhà mơ ước, Xây sửa nhà, Gia đình thịnh vượng.

42

c. Phân tích Dư nợ tín dụng bán lẻ theo chất lượng nhóm nợ

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng bán lẻ theo chất lượng nhóm nợ tại CB - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016-2018

Nợ nhóm 2 6 1.27% 81 8.50% 35 4.10% Nợ nhóm 3 - 0.00% 11 1.15% 13 1.52% Nợ nhóm 4 - 0.00% - 0.00% 24 2.81% Nợ nhóm 5 197 41.74% 196 20.57% 211 24.71% Tổng dư nợ 472 100.00 % 953 100.00% 854 100.00% Nợ quá hạn 203 288 283 Nợ xấu 197 207 248 Tỷ lệ nợ quá hạn 43.01% 30.22% 33.14% Tỷ lệ nợ xấu 41.74% 21.72% 29.04%

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng

Thu lãi cho vay 7 1.22% 46 8.52% 58 7.68% Thu khác từ hoạt

động tín dụng

458 80.07% 493 91.30% 694 91.92%

Tổng thu nhập 572 100.00% 540 100.00% 755 100.00%

(Nguồn: BCTN của CB chi nhánh HN giai đoạn 2016-2018)

Từ bảng 2.9 ta thấy, tỷ lệ nợ nhóm 1 chiếm phần lớn trong cơ cấu Tổng dư nợ, năm 2016 là 56.99%, đến năm 2018 tăng lên 66.86%, tiếp theo đó là sự góp mặt của nợ nhóm 5. Nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, tuy nhiên tỷ trọng của nó đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2016 là 41.74%, nhưng lại giảm mạnh ở năm 2017 chỉ còn 20.57%, đến năm 2018 lại tăng nhẹ 24.71%. Nợ nhóm 2,3,4 chiếm tỷ trọng khơng đáng kể.

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm. Nợ xấu phần lớn là nợ nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn, nếu so sánh tỷ trọng nợ nhóm

43

5 và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh với các chi nhánh của các NHTM khác và so với quy định về tỷ lệ nợ nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu an tồn của NHNN thì cơ cấu dư nợ của CB chi nhánh HN ở mức rất cao và rất nguy hiểm. Tuy nhiên nếu so với con số tại thời điểm bị mua lại là “phần vốn chủ sở hữu âm hơn 24.000 tỉ đồng và lỗ lũy kế 27.000 tỉ đồng” thì con số kia lại là dấu hiệu tích cực cho thấy nỗ lực trong công tác thu hồi nợ của cả một hệ thống chứ không chỉ riêng chi nhánh HN. “Công tác thu hồi nợ được chú trọng là hạt nhân của tiến trình tái cơ cấu”, tồn bộ hệ thống CB đã thu hồi được trên 5.000 tỷ đồng nợ xấu.

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ của CB - chi nhánh HN giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 37 262 145 Chi từ hoạt động dịch vụ 52 62 55 Chênh lệch giữa thu và chi (15) 200 90 Tổng thu nhập 572,084 540,371 755,195 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch

vụ/ Tổng thu nhập 0.01% 0.05% 0.02%

(Nguồn: Báo cáo thu nhập - chi phí của CB chi nhánh HN giai đoạn 2016-2018)

Riêng tại CB Hà Nội, bảng 2.10 cho thấy, phần lớn thu nhập không đến từ thu lãi cho vay mà đến từ thu khác trong hoạt động tín dụng. Thu khác từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80-91% trong cơ cấu tổng thu nhập, cho thấy CB Hà Nội đang rất thận trọng trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng do vậy thu nhập từ lãi cho vay không nhiều. Tuy nhiên, chi nhánh lại rất chú trọng trong công tác thu hồi, giám sát nợ tín dụng. Cụ thể, thu nhập khác từ hoạt động tín dụng tăng dần qua các năm cũng cho thấy được công tác thu hồi nợ đang được chi nhánh triển khai rất tốt, một phần thu hồi những khoản nợ mới phát sinh, phần khác dần thu hồi những khoản nợ xấu phát sinh trước khi CB bị mua lại. Đây cũng chính là ngun nhân làm cho tỷ lệ nợ nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh giảm xuống một cách đáng kể.

44

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 500 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w