Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 31)

Thông qua cơ cấu ngành hàng xuất khẩu người ta có thể đánh giá trình độ sản xuất và tính hiệu quả của xuất khẩu.

Với cơ cấu của xuất khẩu là gì? cơ cấu xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các ngành hàng xuất khẩu. Tuỳ theo mỗi nước mà người ta phân hàng

hóa xuất khẩu vào các ngành hàng theo mức độ chi tiết khác nhau. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chia thành 3 nhóm lớn: nơng lâm thuỷ sản; nhiên liệu khống sản; nhóm hàng cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (xem bảng 1.3)

Qua số liệu ở bảng dưới cho phép chúng ta đưa ra một số nhận xét như sau:

- Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng, phong phú, các mặt hàng đã khai thác được các lợi thế của Việt Nam về: tài nguyên, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực.

- Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có gía trị lớn, chiếm vị trí cao trong hoạt động xuất khẩu của thế giới (xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2; hạt tiêu đứng đầu thế giới; cao su, điều nhân đứng thứ 5; may mặc và thủy sản trong 10 nước hàng đầu).

- Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng gia tăng về khối lượng và giá trị.

Ngày nay Việt Nam đã có 26 mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 100 triệu USD, trong đó, có 11 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nhóm ngành hàng 1. Hàng cơng nghiệp nặng và khống sản 2. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 3. Hàng nông nghiệp a. Nông sản b. Hàng lâm sản c. Thủy sản Tổng cộng

Nguồn: Niên giám thống kê 2006

Qua bảng 1.3 cũng cho ta thấy:

- Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú, các mặt hàng đã khai thác các lợi thế của Việt Nam về tài nguyên, điều kiện tự nhiên và nguồn lực.

- Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, chiếm vị trí trong hoạt động xuất khẩu của thế giới.

- Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng về khối lượng và giá trị.

Tóm lại, Việt Nam đã khơng cịn cảnh bán hàng “xén” của thị trường thế giới: bán nhiều thứ nhưng mỗi thứ một ít. Và đang bước vào giai đoạn xuất khẩu mạnh nhiều mặt hàng, với giá trị cao khiến nhiều nước xuất khẩu phải áp dụng những biện pháp bảo hộ để gây trở ngại cho hàng hóa xuất khẩu của ta, khiến các bạn hàng đã phải mời Việt Nam tham gia các hiệp hội ngành hàng để hợp tác xuất khẩu.

Tuy nhiên, nghiên cứu cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại:

- Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu dưới dạng thơ ít qua chế biến vẫn còn cao;

- Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng trên thị trường quốc tế mang tính cạnh tranh cao, lượng cung lớn hơn cầu đòi hỏi nhà xuất khẩu Việt Nam phải nỗ lực lớn mới chiếm được thị trường.

- Những mặt hàng thủy sản, nơng sản tươi sống chịu sự kiểm sốt chặt chẽ bởi các quy định kỹ thuật ở nước nhập khẩu.

- Hàng dệt may và giày dép xuất khẩu, chiếm giá trị xuất khẩu rất lớn nhưng chủ yếu thực hiện gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu.

Ngoài ra vấn đề xuất khẩu sản phẩm khai thác tài nguyên, sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn là vấn đề nan giải trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. Vì tài nguyên thiên nhiên kể cả quỹ đất của nước ta có hạn, đã và đang khai thác ở mức độ cao cho nên mức tăng trưởng bắt đầu đi xuống, mang tính bấp bênh.

Từ những nhược điểm trên dẫn đến: Giá cả xuất khẩu các mặt hàng này bấp bênh, lúc tăng lúc xuống, tác động mạnh đến sản xuất và kinh doanh

trong và nước ngồi; khó đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu; khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên; xuất khẩu ngun liệu thơ giá bán thấp, ít sử dụng nguồn lao động trong nước…

Cho nên nhiệm vụ trong thời gian tới cần phải cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng:

- Giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng nông, thuỷ hải sản thô, dưới dạng nguyên liệu hoặc ít qua chế biến.

- Tăng cường đầu tư cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, khai thác nguồn nhân công dồi dào trong nước để giải quyết nạn thất nghiệp.

- Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh hàng hóa của ta trên trường quốc tế.

- Tạo ra các ngành hàng xuất khẩu mới có giá trị xuất khẩu cao, mạnh dạn đào thải những mặt hàng xuất khẩu khơng mang lại hiệu quả.

- Có chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước phục vụ cho xuất hàng xuất khẩu, trước hết là nguyên liệu của ngành dệt may và dày dép [15,535-538].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 31)

w