Các biện pháp tài chính, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 110 - 113)

Các biện pháp tài chính tín dụng là một biện pháp có tác dụng rất lớn đối với việc thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là nó rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bắc Giang.

Các hình thức của biện pháp này bao gồm:

Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hoạt động xuất khẩu thường là rất lớn. Người xuất khẩu cần có một số vốn trước và sau khi giao hàng để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu. Nhiều khi người xuất khẩu cũng cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài. Đặc biệt, khi bán hàng theo phương thức bán chịu tiền hàng xuất khẩu thì việc cấp tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng là hết sức quan trọng.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Bắc Giang là doanh nghiệp có vốn khơng lớn do vậy sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện hình thức bán chịu hàng xuất khẩu. Việc hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là là một nguồn động viên, khuyến khích thực sự hữu hiệu giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp khơng chỉ đơn thuần là sự trợ giúp để thực hiện xuất khẩu mà cịn giúp doanh nghiệp giảm chi phí về vốn cho hàng xuất khẩu và giảm giá thành hàng xuất khẩu. Trợ cấp tín dụng đem lại hiệu quả cao cho hoạt động xuất khẩu vì doanh nghiệp có thể thực hiện việc bán chịu mà giá bán chịu bao gồm giá bán trả ngay cộng với các phí tổn đảm bảo lợi tức, trong trường hợp này cần có sự trợ giúp của các ngân hàng trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng.

Nhà nước trực tiếp cho người nước ngoài vay tiền với lãi xuất ưu đãi để họ sử dụng số tiền đó mua hàng của nước ta.

Nước ta hiện nay chưa có điều kiện cho nước ngoài vay để nhập khẩu, tuy nhiên trong các năm tới nếu có điều kiện Chính phủ khơng nên bỏ qua hình thức này để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hố ở nước ta. Hình thức này có tác

dụng: khi cho vay thường kem theo các điều kiện kinh tế có lợi cho nước cho vay, giúp cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vì sẵn có thị trường, trên khía cạnh nào đó thì hình thức này giải quyết tình trạng dư thừa hàng hố ở trong nước, giúp tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau( chẳng hạn có thể áp dụng với Lào, Campuchia).

3.4.6.5.Nhà nước thực hiện trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước dành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hố ra thị trường nước ngồi. Mục dích của trợ cấp xuất khẩu là giúp nhà xuất khẩu tăng thêm thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu do đó đẩy mạnh được xuất khẩu, tuy nhiên Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, do đó những trợ cấp xuất khẩu phải phù hợp với quy định của tổ chức này.

Trợ cấp gián tiếp:

Đây là hình thức Nhà nước thơng qua việc dùng ngân sách của mình để giới thiệu, triển lãm, quảng cáo… tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu hoặc Nhà nước trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo chuyên gia.

Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, công ty cần sự giúp đỡ của Nhà nước trong việc nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, giới thiệu, triển lãm và quảng cáo sản phẩm mây tre mỹ nghệ truyền thống. Những vấn đề này bản thân doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện và thực hiện với hiệu quả không cao.

Đối với việc trợ giúp kỹ thuật và chun gia thì cần thiết phải có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước, để cơng ty có thể phát triển cả về kỹ thuật và nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương cũng như trong sản xuất và nâng cao tay nghề.

Trợ cấp gián tiếp cũng có thể là Nhà nước mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn hoặc trung hạn để bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ ngoại thương trong tình trạng khó khăn như hiện nay, đồng thời Nhà nước cũng có thể mở các trung tâm hướng dẫn, đào tạo tay nghề cho thợ thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w