Khí hậu, thời tiết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 50)

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa đơng bắc về mùa Đơng và gió mùa đơng nam về mùa Hè. Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giao thoa giữa khí hậu vùng đồng bằng và khí hậu vùng miền núi, do vậy có sự khác biệt giữa khí hậu tiểu vùng miền núi và khí hậu tiểu vùng trung du của tỉnh, đặc điểm khí hậu của tỉnh là một năm có 4 mùa rõ rệt mùa đơng lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa Xn và mùa Thu khí hậu ơn hồ.

Về nhiệt độ khơng khí: Các số liệu về diễn biến nhiệt độ khơng khí qua

các năm của Bắc Giang cho thấy nhiệt độ trung bình của các năm ít thay đổi, nhiệt độ bình qn năm khoảng 23-24oC, tháng có nhiệt độ khơng khí trung bình thấp dưới 170C chỉ có từ 1-2 tháng, rơi vào tháng 01 và tháng 02 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình khoảng 29-300C. Tuy vậy cũng có những năm nhiệt độ về mùa Đơng thấp, có ngày xuống cịn 1-20C ở vùng núi và mùa Hè có ngày nhiệt độ cao lên tới 38 - 390C. Nhưng nhìn chung khí hậu Bắc Giang mát mẻ, tác động do nhiệt độ tạo ra là rất nhỏ

Về độ ẩm khơng khí: độ ẩm khơng khí của Bắc Giang giao động trong

khoảng từ 70-90%, các tháng mùa khô cũng cũng ln có độ ẩm khơng khí từ 74-80%, tháng có nhiệt độ khơng khí cao là tháng 7,8 độ ẩm cũng chỉ đạt 85- 90%.

Chế độ chiếu sáng: Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm của Bắc

tháng 1, 2, 3 tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7, các tháng còn lại đều đạt số giờ nắng bình quân trên 100 giờ. Do vậy Bắc Giang có chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho các cây nhiệt đới phát triển.

Lượng mưa bình quân của Bắc Giang hàng năm đạt 1.200 đến

1.700mm cá biệt có năm xấp xỉ 2.000mm, lượng mưa thấp nhất là tháng 01 (< 10mm), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6,7,8 thường đạt là 200 - 400mm. Nhưng những năm gần đây lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm dần: năm 2001 là 1.684mm, năm 2004 1.097mm, năm 2005 là 1.458mm, năm 2006 giảm chỉ cịn 1.326mm.

Nhìn chung mùa đơng ít mưa, sương muối xuất hiện trên nhiều vùng đồi, núi. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa phân bố khơng đều do ảnh hưởng của địa hình. Mưa giảm dần từ phía Quảng Ninh về các huyện Lục Ngạn, Sơn Động và từ phía Hải Dương về huyện Yên Dũng. Vùng núi bị chi phối bởi vĩ độ và địa thế bình phong nên ít mưa và khơ hanh.

Ngoài các đặc điểm trên, Bắc Giang cịn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ nóng (khơng nhiều) và gió mùa Đơng Bắc khơ lạnh có năm có sương muối. Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, một số huyện miền núi như Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xẩy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân [18].

2.1.1.3. Thuỷ văn

* Sơng ngịi: Trên lãnh thổ Bắc Giang có 03 con sơng lớn chảy qua, với

tổng chiều dài là 347km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm, thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, tổng lượng dịng chảy của 03 con sơng lớn chảy qua tỉnh khoảng 7,5 triệu m3/năm và là những bể chứa nước quan trọng cho nền kinh tế và nước sinh hoạt của nhân dân.

+ Sơng Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn), dài 178 km. Sơng Lục Nam có 33 nhánh, trong đó 4 nhánh lớn là: Sông Ràng, sông Thanh Luân, sơng Cẩm Đàn, sơng Bị.

+ Sơng Thương có tên chữ là sơng Nhật Đức, sông phát nguyên từ dãy Na Pa Phước (Lạng Sơn). Đoạn qua Bắc Giang dài khoảng 42 km, từ Bố Hạ đến thành phố Bắc Giang lịng sơng rộng từ 70-120m thuyền bè có thể đi lại thuận lợi. Sơng Thương có 32 nhánh, trong đó có 3 nhánh lớn là: Sơng Hố, sơng Tung, sơng Sỏi.

+ Sơng Cầu: Có tên là Nguyệt Đức, nhân dân cịn gọi là sơng Phú Lương, sơng có hai nguồn: một nguồn từ phía nam sơng Ngọc Long của tỉnh Thái Nguyên chảy vào Hiệp Hoà, một nguồn nữa là sông Bạch Hạc tỉnh Phú Thọ chảy qua tỉnh [18].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 50)

w