Thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 86)

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường lớn của các doanh nghiệp Việt Nam và của tỉnh. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khoảng 2,735 tỉ USD. Hàng năm tỉnh Bắc Giang xuất khẩu khoảng 50 – 70% sản lượng vải thiều, một lượng đáng kể hàng nông sản thực phẩm của tỉnh: lạc, đỗ, chuối xanh… được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch. Là thị trường dễ tính, sức tiêu thụ lớn, dễ xâm nhập do những điều kiện thuận lợi: tiếp giáp với Việt Nam nên giảm được chi phí vận chuyển, yêu cầu kiểm định, kiểm dịch thực phẩm không ngặt nghèo... Mặt khác cần tận dụng cơ hội do Trung Quốc dành cho Việt Nam: Quy chế tối huệ quốc, chương trình thu hoạch sớm giữa ASEAN – Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong giai đoạn tới tiếp tục khai thác thế mạnh xuất khẩu thông qua đường biên mậu để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả, nông sản (đặc biệt là quả vải thiều), hàng thủ công mỹ nghệ, thịt lợn của tỉnh ta. Muốn như vậy, cần tăng cường xúc tiến thương mại, coi thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm để có định hướng ưu tiên. Ngay từ năm 2005 cần tổ chức các đoàn chuyên ngành, đa ngành tham gia hội chợ triển lãm tại các thành phố lớn của Trung Quốc, nhất là phía tây và tây nam; chuẩn bị điều kiện thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm của tỉnh tại Trung Quốc.

Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WHO sẽ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tuy vậy, với sức tiêu thụ hàng hoá của trên 1,2 tỷ dân, Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng của Việt Nam và của tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 86)

w