3.1.1 Bối cảnh trong nƣớc
3.1.1.1- Thuận lợi:
Bước vào giai đoạn 2009-2020, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bắc Giang có nhiều thuận lợi, đó là:
Thứ nhất là, những giải pháp vĩ mơ đúng đắn của Đảng và Chính phủ
được thi hành trong khoảng thời gian dài đã tạo ra động lực mới cho xuất khẩu.
Hai là, bầu khơng khí kinh doanh đang trở nên khá sôi động sau hàng
loạt các cải cách có liên quan đến thành lập và vận hành các doanh nghiệp.
Ba là, quyết tâm của Chính phủ, các Bộ trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Bốn là, Nhà nước và doanh nghiệp đã làm khá tốt công tác xúc tiến
thương mại, giải quyết tốt vấn đề thị trường, nhất là thị trường mới có mức tăng trưởng nhanh.
Năm là, những thành tựu phát triển kinh tế, thị trường nước ta trong giai
cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong những năm tiếp theo đã, đang và sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển thị trường và các hoạt động thương mại của tỉnh
Sáu là, tiềm năng trong phát triển thị trường của vùng Đồng bằng sông
Hồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là cơ hội lớn để tỉnh phát triển thị trường và các hoạt động thương mại.
Bảy là, tác động hai hành lang và một vành đai kinh tế đến thị trường
Bắc giang: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng ninh; hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; vành đai kinh tế vịnh Bắc bộ. Phương hướng thực hiện hợp tác hai hành lang và một vành đai kinh tế là kết hợp hài hoà giữa hợp tác đa phương và song phương, tập trung vào các hợp tác song phương theo nhu cầu, khả năng của các địa phương.
Tám là, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các ngành, các cấp của tỉnh Bắc Giang đã
coi trọng đúng mức đến cơng tác xuất khẩu; ngồi việc thực hiện nghiêm túc các chính sách của Trung ương, cịn có nhiều chính sách riêng đặc thù hợp lý, tạo hành lang thơng thống, quan tâm đúng mức đến cơng tác xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu)…
Chín là, Bắc Giang là tỉnh miền núi có vị trí địa lý tương đối thuận lợi,
có trục đường giao thơng chính (đường: bộ, sắt, thuỷ) quan trọng của quốc gia chạy qua, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng sơn- Hà nội- Hải Phòng.
Trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh là thành phố Bắc Giang gần với thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng sông Hồng nơi tiếp giáp tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, (nơi tập trung đầu mối kinh tế, khoa học, công
nghệ của cả nước; tập trung đông dân cư và đó là thị trường lớn cho tiêu thụ nơng sản hàng hố).
Bắc Giang gần các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, cảng Hải Phịng, cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh), có hệ thống giao thông tương đối phát triển nên thuận lợi cho giao thơng nhất là xuất khẩu hàng hố.
Đồng thời tỉnh Bắc Giang có đất đai rộng, nguồn lao động trẻ dồi dào, là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp-dịch vụ và xuất khẩu. Mặt khác, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, do vậy các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh có điều kiện tiếp cận với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động… ở các thành viên WTO một cách bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử. Người dân trong tỉnh sẽ có thêm sự lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngồi nước [14],[19].
3.1.1.2 Khó khăn: Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bắc Giang
cung phải đối mắt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Đó là:
- Trong giai đoạn tới đây, trên phạm vi cả nước nói chung và khu vực Đồng bằng sơng Hồng nói riêng vẫn trong tình trạng thiếu vốn đầu tư cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên, xã hội của các tỉnh trong Vùng Đồng bằng Hồng khá tương đồng nhau, nghĩa là, các hướng đầu tư được lựa chọn cũng tương đối giống nhau. Do đó, giữa Bắc Giang với các tỉnh khác trong vùng sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư từ ngồi tỉnh, ngồi nước và thậm chí, nếu khơng có chính sách khuyến khích đầu tư trong tỉnh tốt, chúng ta sẽ có nguy cơ bị chảy vốn đầu tư ra các tỉnh lân cận.
- Xu hướng giảm lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm dựa trên tài nguyên đất nông nghiệp và nguồn lao động giản đơn rẻ. Do vậy, nếu khơng có những
giải pháp hữu hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì hàng hóa của Bắc Giang sẽ gặp khó khăn trong xuất khẩu [18].
- Bắc Giang là tỉnh miền núi, điểm xuất phát về kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ; đến nay cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh chưa phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hệ thống đường giao thơng cịn nhiều bất cập; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cịn cao.
- Các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu có qui mơ nhỏ, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh cịn thấp. Trình độ quản lý, khả năng ngoại ngữ, tin học, hiểu biết về pháp luật kinh doanh quốc tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức và doanh nhân còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với yêu cầu hội nhập.
- Nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều doanh nhân và nhân dân trong tỉnh về hội nhập kinh tế quốc tế, về những cơ hội, thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới còn hạn chế.