Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 93)

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp địi hỏi nhà nước phải "cung cấp đầy đủ thông tin " cho họ, thực ra thì cái mà doanh nghiệp cần là kết quả phân tích thơng tin. Trong hồn cảnh dịch vụ phân tích thị trường và tư vấn kinh doanh cịn chưa phát triển , nhà nước có thể cố gắng làm thay để đáp ứng nhu cầu bức xúc của các doanh nhân. Tuy nhiên việc làm thay đó khơng thể kéo dài bởi sẽ gây tâm lý ỷ lại từ phía doanh nhân, tư duy kinh doanh thụ động ,chờ đợi thị trường, chờ đợi khách hàng sẽ ngày càng phát triển. Biện pháp tốt nhất là có chính sách để khuyến khích phát triển cac loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh dịch vụ nghiên cứu thị trường và phân tích thơng tin , rất cần có chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phát triển thêm các dịch vụ như : Dịch vụ giao nhận và thơng quan, dịch vụ phân tích tài chính, dịch vụ pháp lý .

Trong giai đoạn tới cần hồn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu trọng điểm của tỉnh dành ngân sách hỗ trợ phát triển thị trường nhất là thị trường mới, đặc

biệt là thị trường tiêu thụ vải thiều; Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hố. Thị trường xuất khẩu phải đóng vai trị định hướng cho sản xuất hàng xuất khẩu, do đó căn cứ vào thị trường để xác định sản xuất các loại hàng hoá; xây dựng thương hiệu , nhãn hiệu hàng hoá cho hàng hoá xuất khẩu và khả năng tiêu thụ cho từng thị trường. Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá sảnt phẩm của tỉnh trên các phương tiện thông tin, truyền thơng ở trong nước và ở nước ngồi, đặc biệt là việc quảng bá sản phẩm và hình ảnh sản phẩm của tỉnh trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng (CNN, BBC, Economics…). Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại để xố bỏ dần tình trạng các doanh nghiệp trơng chờ vào kinh phí và những chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước như hiện nay.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan xúc tiến thương mại và doanh nghiệp làm công tác xúc tiến thương mại. Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác dự báo, thông tin thị trường và định hướng phát triển xuất khẩu. Tập trung hơn nữa vào việc xây dựng các cơ sở dữ liệu về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và tổ chức tốt các kênh cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời tới các doanh nghiệp xuất khẩu.

Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, đẩy mạnh liên kết giữa các tổ chức xúc tiến thương mại trong công tác thu thập thông tin, tiếp thị, nắm bắt, cập nhật thơng tin về tình hình thị trường , mặt hàng, giá cả... các doanh nghiệp cần dành chi phí hợp lý cho khảo sát thị trường truyền thống, từng bước mở rộng sang các thị trường mới, mặt hàng mới. Đồng thời nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng ở nước ngoài mạng lưới đại lý, phân phối hàng, kho ngoại quan, trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm , hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức các đồn doanh nghiệp đi tìm hiểu thị trường nước ngồi [12], [19] .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w