Thị trường các nước ASEAN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 88)

Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – ASEAN giai đoạn (2001 – 2004) chiếm tỷ trọng 14-15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này khoảng 3,874 tỉ USD, chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Do khắc phục khủng hoảng kinh tế năm 1997, các nước ASEAN đã tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này.

Hiện nay thị trường này nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam chưa nhiều nhưng quan hệ mua bán trong nội bộ các nước ASEAN được tự do hố sẽ thúc đẩy quan hệ bn bán 2 chiều xuất – nhập khẩu; là thị trường gần, thuế suất thấp nên cần được chú trọng. Dự báo trong thời gian tới ASEAN vẫn là

thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dầu thơ (xuất sang Singapore, Malaisia), máy vi tính và linh phụ kiện (xuất sang Philipin, Thái Lan, Malaisia), gạo và một số mặt hàng nông sản (xuất sang Singapore, Indonesia, Philipin)… Hiện nay, đối với thị trường ASEAN cơ hội nhiều hơn thách thức vì năm 2005 là năm các nước ASEAN 6 hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế suất các mặt hàng còn 0 – 5%, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động xuất khẩu sang các nước ASEAN. Ngồi ra, một số nước thành viên ASEAN cịn dành ưu đãi thuế quan (ưu đãi hơn so với mức thuế CEPT) cho các nước thành viên của ASEAN trong khuôn khổ ưu đãi hội nhập (AISP). Cụ thể, Thái Lan tuyên bố ưu đãi thuế quan cho 19 mặt hàng nhập từ Việt Nam với mức thuế thấp hơn 5% so với mức thuế CEPT. Malaisia cũng dành ưu đãi thúê quan 0% cho 172 mặt hàng của Việt Nam bao gồm thuỷ sản, các loại quả và hạt, rau quả chế biến, cao su…

Đối với tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tới cần nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN trong đó trọng tâm là các nước như Lào, Campuchia, Myanma là những nước có trình độ cơng nghiệp hố thấp. Vì vậy định hướng xuất khẩu cuả hàng hoá tỉnh Bắc Giang sang thị trường này trong giai đoạn tới cần tập trung vào các mặt hàng sản xuất cơng nghiệp, bách hố tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, dược liệu, nông sản thực phẩm và phát triển một số mặt hàng mới (vật liệu xây dựng, điện tử gia dụng), nhất là khi ta có nhiều lợi thế so sánh như khoảng cách địa lý gần, giá nhân công tương đối thấp. Ngồi ra các doanh nghiệp cần tích cực hồn thiện giấy chứng nhận xuất xứ form D để hưởng ưu đãi khi xuất sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 88)

w