Lao động và cơ cấu lao động:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)

Trong giai đoạn 2001-2006, lao động của tỉnh tăng, từ 1005,0 nghìn người năm 2001 lên 1178,5 nghìn người năm 2006, nhịp độ tăng bình quân giai đoạn này là 3,25%/năm; lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng cao; lao động ở khu vực thành thị chiếm tỷ trọng thấp. (Xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Nguồn lao động của tỉnh giai đoạn 2001-2006 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc giang 2006

Theo thống kê, số người trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng, từ 869,6 nghìn người năm 2001 lên 988,9 nghìn người năm 2006, nhịp độ tăng bình quân 2,6%/năm; chiếm 61,92% trong tổng dân số của tỉnh năm 2006; trong đó, số người có khả năng lao động chiếm 99,49%, cịn lại 0,51% là những người mất khả năng lao động. Số người ngồi độ tuổi thực tế có tham gia lao động có xu hướng tăng từ 135,3 nghìn người năm 2001 lên 189,6 nghìn người năm 2006, nhịp độ tăng bình quân là 7%/năm. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Số liệu trên cho thấy, nguồn lao động của tỉnh dồi dào, chiếm từ 60- 70% dân số. Số lao động làm việc trong ngành nơng, lâm, thủy sản có tỷ trọng cao hơn và ngược lại, lực lượng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại chiếm tỷ trọng thấp. Cơ cấu lao động trong những năm qua chuyển dịch theo hướng phục vụ cho sự phát triển của ngành dịch vụ. Tuy vậy, sự chuyển dịch này chưa nhiều. Trong các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tuy lao động có giảm nhưng khơng đáng kể. Điều đó cho thấy những hạn chế của ngành dịch vụ và ngành du lịch trong việc thu hút lao động vào làm việc. Xu hướng dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang ngành dịch vụ đang rõ dần.

- Giáo dục và đào tạo:

Đến nay, tồn tỉnh có 2 trường Cao đẳng (kể cả các trường do TW quản lý đóng trên địa bàn); 4 trường giáo dục trung học chuyên nghiệp; 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật; 503 trường phổ thông; 241 trường mầm non. Hệ thống mạng lưới giáo dục đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ Mầm non đến Cao đẳng. Số trường, lớp được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Năm 2003 toàn tỉnh đã đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS sớm hơn mục tiêu 2 năm.

- Y tế:

Tính đến năm 2006, tồn tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa với 650 giường bệnh, 1 bệnh viện điều dưỡng, 10 bệnh viện huyện và 229 trạm y tế xã, phường. Tồn tỉnh có 3912 cán bộ y tế, trong đó có 3.276 bác sĩ và cán bộ y tế có trình độ đại học và trên đại học, có 35 dược sĩ có trình độ đại học và trên đại học, có 147 dược sĩ có trình độ trung cấp.

Tuy nhiên, cần có sự quan tâm xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế hơn để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho dân, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư thêm một bước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)

w