Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng CNH- HĐH đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cac trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng…
1.3.1.3.Thuế quan, hạn nghạch và trợ cấp xuất khẩu
*Thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên khơng có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung cơng cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách.
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có cơng cụ này vì khơng phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đơi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm sốt một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…
*Trợ cấp xuất khẩu
Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hố của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.