Phát triển mặt hàng xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 103)

3.3.3.1..Mặt hàng xuất khẩu chủ lực

* Mặt hàng may mặc

Ngành may đang có nhiều triển vọng để phát triển, sử dụng một lượng lao động rất lớn, ít rủi ro, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới điều đó sẽ góp phần quan trọng giải quyết cơng ăn việc làm của người lao động trong tương lai. Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp may mặc luôn chiếm 55-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn tới cần chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có kim ngạch lớn, vì tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu do những mặt hàng này đóng góp. Do vậy trong những năm tới vẫn tiếp tục xác định mặt hàng may mặc là mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu của tỉnh Bắc Giang.

Những thách thức chủ yếu của các doanh nghiệp may trong giai đoạn tới là cạnh tranh gay gắt hơn so với mặt hàng Đài Loan , Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ… các nước cũng có những lợi thế giống Việt Nam, nhưng họ có được thuận lợi hơn ta là có ngành cơng nghiệp phụ liệu may phát triển.

Do đó các doanh nghiệp may cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và tiếp cận doanh nghiệp của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn như ISO 9001, 14000, SA 8000; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may (cả công nhân, đội ngũ thiết kế và đội ngũ quản lý); tăng cường liên kết chặt chẽ giữa tổng công ty may, các công ty lớn với các doanh nghiệp của địa phương để tận dụng công suất, đáp ứng được những đơn hàng lớn với thời gian nhanh của Hoa Kỳ; tìm kiếm thêm thị trường mới nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu. Chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường không hạn ngạch như: Nhật, EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ,… và thị trường Mỹ đầy tiềm năng khi chúng ta hội nhập WTO.

* Mặt hàng sản xuất công nghiệp:

Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Bắc Giang đang ngày càng được đa dạng hoá với hàng loạt sản phẩm của nhiều lĩnh vực khác nhau. Phương hướng từ 2005-2020, để duy trì tốc độ tăng trưởngĩúât khẩu cao cần mở rộng xuất khẩu mặt hàng mới như sản phẩm giầy dép, giấy bao gói, bao bì, cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng …tập chung xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm chất lượng cao, đã qua chế biến tinh và thực phẩm chế biến vì giai đoạn này về cơ bản đã hình thành xong khu cơng nghiệp, một số cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, chế biến hiện đại. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có nhiều lợi thế như: là địa điểm an toàn trên thế giới và trong khu vực, chi phí nhân cơng lao động tương đối thấp tay nghề khéo léo hơn một số nước trong khu vực…

Phương hướng trong giai đoạn tới cần sớm khắc phục những điểm yếu trong mơi trường đầu tư mà điển hình là vướng mắc về giải phóng mặt bằng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống. Ưu tiên các dự án đầu tư theo chiều sâu về thiết bị, công nghệ sản xuất các khu, cụm công nghiệp này nhằm sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

3.3.3.2..Mặt hàng cần quan tâm

Là tỉnh miền núi có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng nông sản thực phẩm có thị trường xuất khẩu tương đối lớn, đó là: dứa, đu đủ, dưa chuột, cà chua, ớt, cà rốt, hành, tỏi, lạc, đậu tương, thuốc

lá… các loại thịt gia súc, gia cầm. Trong giai đoạn tới cần chú trọng phát triển theo nhóm mặt hàng sau:

* Hàng nơng sản thực phẩm chế biến

- Đối với rau, củ, quả: Chế biến dưới tất cả các dạng có thể xuất

khẩu

được sang nhiều thị trường (theo thị hiếu) bao gồm: các dạng sản phẩm muối đóng hộp, nước quả cơ đặc hoặc sấy khô. Từ nhận định nhu cầu của thị trường thế giới trong những năm tới, căn cứ tình hình thực tiễn của tỉnh cần tập trung vào những sản phẩm chủ yếu sau:

+ Vải thiều: tập trung chế biến dạng đồ hộp cùi vải, cùi lạnh đông, long vải sấy khô và quả vải sấy khô. Như vậy sẽ chủ động cho việc bảo quản (vì thời gian thu hái đại trà ngắn) đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí vận chuyển và tăng giá trị xuất khẩu.

+ Với dứa: 2 giống dứa Cayen và Queen đã triển khai chương trình trồng trọt tại một số huyện Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn… đã cho kết quả tốt. Sản phẩm chế biến từ dứa nhu cầu tiêu dùng ở các nước với sản lượng lớn. Do vậy cần tập trung sản xuất theo vùng đã được quy hoạch để có đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Dứa chế biến xuất khẩu dưới các dạng sản phẩm chính là dứa miếng đóng hộp, nước dứa đóng hộp và nước dứa cơ đặc. Nước dứa đóng hộp tuy được thị trường chấp nhận, khă năng xuất khẩu khối lượng lớn nhưng nếu đóng lon nhỏ thuận tiện cho người tiêu dùng (loại 240–250ml) thì giá bao bì chiếm trên 50%, do đó xuất khẩu dễ bị lỗ. Trong khi chưa sử lý được vấn đề bao bì thì hướng sản xuất nước dứa quả cô đặc là chủ yếu, có thể giảm đến 80% lượng nước và đóng trong bao thùng lớn xuất khẩu sang được thị trường xa, có hiệu quả cao hơn; Mặc dù nó chưa phải là sản phẩm cuối cùng có bao bì nhãn hiệu hồn chỉnh tới tận tay người tiêu dùng, nhưng lại là chế phẩm quan trọng có hương vị quả

cho nhiều loại thực phẩm, bánh kẹo và nước giải khát được chế biến tại nước nhập khẩu.

+ Ngoài sản phẩm dứa như đã nêu trên cần quan tâm quả đu đủ đang được tiếp thị và triển vọng phát triển tốt về một số dạng sản phẩm (dạng nghiền và nước đu đủ). Đây là loại cây ăn quả có thể trồng được với số lượng lớn ở tỉnh ta, có khả năng cho quả gần như quanh năm.

+ Cây rau quả thực phẩm khác : gồm 2 loại cây chủ yếu là rau các loại, đậu các loại. Chú trọng đầu tư gieo trồng những loại cây thực phẩm có tính hàng hố cao phục vụ cơng nghiệp chế biến xuất khẩu như dưa chuột bao tử, cà chua chế biến, ớt, cà rốt… hướng bố chí sản xuất các loại rau hàng hoá chất lượng cao ở địa bàn thị xã Bắc Giang và phụ cận để tiện cho việc thu gom, bảo quản, chế biến, xuất khẩu.

+ Chế biến thuốc lá: chế biến để xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thuốc lá lá, thuốc lá sợi hút tẩu và một phần thuốc lá điếu.

Để xuất khẩu sản phẩm nông sản với khối lượng lớn không thể tổ chức sản xuất, gieo trồng manh mún như hiện nay hoặc khoanh vùng theo địa giới hành chính rồi tun truyền vận động nơng dân gieo trồng để thu gom cung ứng cho xuất khẩu. Phương pháp này khơng đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều, cũng không thực hiện được các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm theo hướng rau quả sạch vì việc sản xuất của các hộ gia đình nơng dân cịn khá tự do trong việc chăm bón, sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu… chưa kể đến những khó khăn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong gieo trồng, khó tạo được vùng nguyên liệu tập trung và ổn dịnh phục vụ tốt cho cơ sở chế biến rau quả. Vì vậy cần có biện pháp tổ chức hỗ trợ để sớm hình thành vùng tập trung chun canh rau quả xuất khẩu theo mơ

hình mới, mơ hình kinh tế trang trại, trong đó có thể có nhiều thành phần kinh tế hoặc một hai thành phần kinh tế tham gia.

+ Hợp tác xã trồng rau hoặc cây ăn quả

+Các công ty, doanh nghiệp tư nhân, kể cả các doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngồi trực tiếp tổ chức sản xuất (có thể có cả cơ sở chế biến) và xuất khẩu

+ Các hộ nơng dân sản xuất theo mơ hình trang trại vừa và nhỏ

Đối với những hộ nơng dân có đất gieo trồng nhưng khả năng gieo trồng thấp, thiếu vốn, kỹ thuật :

+ Có thể liên kết các tổ chức sản suất theo mơ hình hợp tác xã

+ Các doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp thuê đất của nông dân theo phương thức hợp đồng thuê bao dài hạn, bằng cách trả hiện vật theo mùa vụ hoặc trả tiền hoặc trả dưới hình thức tiền cơng lao động hàng tháng nếu ngươì nơng dân tự nguyện lao động sản xuất trong trang trại do doanh nghiệp lập ra trên diện tích đất thuê. Phương thức này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất, chỉ đạo và quản lý sản xuất bảo đảm sản phẩm làm ra đáp ứng u cầu của mình.

Khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hố thơng qua hợp đồng theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ với các hình thức:

+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, cơng nghệ và mua lại nơng sản hàng hố.

+ Bán vật tư mua lại nơng sản hàng hố.

+ Liên kết sản xuất: hộ nông dân được quyền sử dụng giá trị sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp theo hướng hàng hố gắn với thị trường; nhanh chóng phát triển những vùng nguyên liệu tập trung đi liền với việc phát triển các cơ sở chế biến, đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch để nâng cao sản lượng, giảm tỷ lệ hao hụt, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Đối với hàng thực phẩm: Sản phẩm thịt lợn là sản phẩm quan trọng

trong thực phẩm xuất khẩu của tỉnh. Về thịt lợn gồm các loại sản phẩm: lợn sữa, lợn choai, thịt mảnh đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt lợn (giống mới siêu nạc). Hiện nay chất lượng thịt còn kém do giống lợn tỷ lệ nạc còn thấp, chăn ni phân tán, giá thức ăn gia súc cịn khá đắt, chất lượng thấp, giá thành cao nên việc xuất khẩu thịt lợn cịn gặp nhiều khó khăn. Do đó chăn nuôi để xuất khẩu thịt lợn của tỉnh trong giai đoạn tới là: lợn sữa và lợn choai siêu nạc.

+ Đối với lợn sữa: Tập trung chăn nuôi giống thuần nội để chế biến xuất khẩu vì thị trường Hồng Kơng, Trung Quốc và một số thị trường khác rất ưa chuộng loại hàng lợn sữa giống thuần nội của ta.

+ Đối với thịt lợn choai xuất khẩu cần chăn nuôi giống ngoại lai (lợn nái lai, lợn nái ngoại và lợn nái nhiều máu ngoại) có tỷ lệ nạc cao, ưu điểm của loại giống này là chỉ cần 40-50 ngày tuổi đã đạt trọng lượng lợn hơi là 35- 40kg/con để đưa vào giết mổ. Giá xuất khẩu thịt lợn choai lại cao hơn thịt lợn sữa, lợn mảnh đông lạnh.

Đối với sản phẩm chế biến từ thịt lợn:

+ Giai đoạn từ 2005-2010: tập trung chế biến xuất khẩu dưới dạng bảo quản lợn sữa đông lạnh, lợn choai phù hợp với điều kiện ở tỉnh ta.

+ Từ 2011-2020 khi mà vùng chăn nuôi phát triển mạnh, sản lượng thịt lớn cần tập trung chế biến thực phẩm chất lượng cao từ thịt lợn như thịt hộp, thịt hun khói … để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Muốn vậy cần quan tâm đến vấn đề sau:

+ Đầu tư cơ sở nhân giống lợn có kỹ thuật cao. Tổ chức các điểm nhân giống đến tận các huyện thị. Có biện pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho nông dân về hiệu quả chăn nuôi của từng loại giống lợn. Việc cung cấp con giống phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước để đảm bảo chất lượng.

+ Phải xây dựng được các vùng chăn nuôi tập trung, chuyên canh theo hướng kinh tế trang trại tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng công nghệ hiện đại, tổ chức lai tạo giống và chăm sóc thú y tốt… nhằm cải tạo đàn lợn đạt chất lượng tốt hơn, tỷ lệ nạc cao, phòng tránh được dịch bệnh. Các vùng chăn nuôi tập trung này phát triển tốt sẽ là tiền đề cho việc tạo nguồn cung cấp chủ yếu thịt cho xuất khẩu.

+ Trong vùng chăn ni có thể xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn hiện đại đồng thời có điều kiện xử lý mơi trường, xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng.

Ngồi ra cần phát triển chăn ni các đàn gia súc như: trâu, bò, dê, ngựa… gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng… và các sản phẩm thuỷ sản nhằm vừa phục vụ tiêu dùng nội địa vừa tận dụng cơ hội để chế biến xuất khẩu.

* Khuyến khích xuất khẩu hàng nơng sản thơ và sơ chế

Ngồi các sản phẩm nơng sản phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu, trong giai đoạn tới cần chú trọng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nông sản tươi và qua sơ chế để xuất khẩu sang thị trường gần như Trung Quốc, Lào,

Campuchia…nhằm tận dụng triệt để lợi thế của tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu của tỉnh là:

-Trong những năm qua do chính sách đổi mới cơ chế về quản lý nông nghiệp của Đảng và Nhà nước đến nay Bắc Giang đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung, đặc biệt là cây vải thiều, có diện tích trồng trọt tương đối lớn và hàng năm cho sản lượng trên 150 ngàn tấn và còn tăng nhanh trong những năm tới . Cây vải thiều đã góp phần phủ xanh đất trống , đồi núi trọc, giải quyết sức lao động dồi dào tại các huyện miền núi, góp phần quan trọng vào việc xoá đối giảm nghèo cho nhân dân tỉnh Bắc Giang . Cho đến nay sản lượng vải thiều trong nước cũng đã vượt quá cầu, địi hỏi phải tiêu thụ thơng qua xuất khẩu . Xuất khẩu vải thiều của tỉnh do các thương nhân và người sản xuất xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung quốc dưới 2 dạng vải tươi và vải sấy khô. Tuy nhiên thực tế trong những năm qua tình hình tiêu thụ vải thiều của Bắc giang bấp bênh, giá cả lên xuống thất thường, thị trường tiêu thụ không ổn định. Tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhân dân đặc biệt là vải thiều đang được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành các cấp quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

Để thực hiện định hướng trên,trước hết cần phải có chính sách phát triển mặt hàng vải thiều của tỉnh đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm vải thiều; tìm kiếm các đối tác tiêu thụ lớn, ổn định . Đồng thời cần nhanh chóng phát triển vùng vải thiều chất lượng cao, tập trung ; và tăng cường khuyến khích thương nhân dầu tư các cơ sở chế biến, công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm .

- Cây rau, củ, quả thực phẩm khác: gồm các loại cây là rau các loại, đậu các loại, sắn, khoai tây, ngô… chú trọng đầu tư gieo trồng những loại cây thực phẩm có tính hàng hố cao như hành, tỏi, ớt, các loại rau xanh…Hướng bố trí sản xuất các loại rau hàng hoá chất lượng cao ở thị xã Bắc Giang, khu du lịch và phụ cận để tiện cho việc thu gom, bảo quản, chế biến, xuất khẩu.

- Cây công nghiệp: cây lạc, đậu tương tập trung phát triển làm cây hàng chủ yếu phục vụ cho chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đưa giống lạc, đậu tương mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và kỹ thuật thâm canh tiên tiến vào sản xuất đại trà. Xây dựng vùng sản xuất lạc, đậu tương tập trung với quy mô lớn ở các huyện: Hiệp hoà, Tân Yên, Việt Yên, Lục Nam và một phần ở Lạng Giang.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất (đưa giống mới có năng xuất cao, chất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w