Thị trƣờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 34)

Nhìn lại lịch sử quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ta thấy: thời điểm 1945 khi nước ta có chủ quyền thì chủ yếu ta chỉ có quan hệ với Trung Quốc qua hình thức tiểu ngạch (bn bán qua biên giới) thì đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với 235 nước, trong đó có 165 nước cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc. Chúng ta hãy điểm qua một số nét cơ bản về thị trường xuất khẩu của Việt Nam qua các thời kỳ, qua đó hiểu rõ sự phát triển của hoạt động ngoại thương Việt Nam.

* Nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời gian 1975-1990: ta thấy tình hình xuất khẩu sang các nước như sau: (xem bảng 1.4)

Bảng 1.4: Thị trƣờng xuất khẩu của hàng Việt Nam giai đoạn 1975-1990

STT Thị trƣờng 1 Liên Xô 2 Nhật Bản 3 Singapore 4 Hồng Kông 5 Ba Lan 6 Các nước khác

Nguồn: Số liệu Của Bộ Thương mại

Ta thấy thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu là các thị trường chủ đạo về xuất khẩu và nhập khẩu chính hàng hóa của Việt Nam, sau khi tan rã khối SEV và Liên Xô, các nước Đông Âu lam vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về chính trị và kinh tế thì thị trường tư bản ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với hàng hóa của Việt Nam.

* Nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991-1996 Sang thời kỳ 1991-1996 giai đoạn đầu thực hiện chính sách mở cửa kinh tế ở Việt Nam, thời kỳ mà hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xơ đã tan rã hồn tồn thị tjhị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có sự thay đổi cơ bản. Châu á trở thành thị trường tiêu thụ nhiều nhất hàng hóa của Việt Nam, sau đó là Châu Âu. (Xem bảng 1.5)

Bảng 1.5: Thị trƣờng xuất khẩu của hàng Việt Nam giai đoạn 1991-1996

STT

1 2 3 4

8 Liên bang Nga

9 EU

10 Mỹ

11 Các nước khác

Nguồn: Số liệu của Bộ Thương mại

* Nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997-2000. Đây là thời kỳ Việt Nam quyết tâm theo đuổi chính sách mở cửa nền kinh tế để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới bằng các sự kiện: Gia nhập ASEAN vào năm 1995; nộp đơn xin gia nhập WTO vào ngày 01/01/1995; gia nhập diễn đàn Châu á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998; tích cực đàm phán hiệp định thương mại Việt-Mỹ để đi đên ký kết hiệp định vào năm 2000… đã làm thay đổi hẳn cơ cấu thị trường xuất khẩu: tỷ trọng xuất khẩu vào ASEAN, EU, các nước APEC tăng nhanh. Tuy nhiên hoạt động ngoại thương của Việt Nam với Mỹ còn ở dạng tiềm năng, nguyên nhân chủ yếu do là 2 nước chưa trao Quy chế tối huệ quốc trong hoạt động thương mại song phương.

(Xem phụ lục 1)

*Thời kỳ 2001- 2008:

Đây là thời kỳ Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thực thi; Việt Nam thực hiện song Chương trình thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của ASEAN vào tháng 01/2006; và quan trọng nhất đó Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới từ tháng 01/2007. Trong giai đoạn này, thị trường xuất khẩu Việt Nam phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu: hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước. Hoa Kỳ năm 2007 trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam [15,550-555].

(Xem phụ lục 2 )

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w