Nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiêp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 107)

Thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu là nhiệm vụ của các doanh nghiệp . Xuất khẩu sẽ không thể tăng trưởng bền vững nếu các doanh nghiệp không chú ý thương xuyên đổi mới , nâng cao năng lực xuất khẩu. Để nâng cao năng lực xuất khẩu,sẵn sàng tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp cần làm tốt một số việc sau :

* Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh , ổn định xuất khẩu; khuyến khích, hỗ trợ và đào tạo điều kiện cho các thương nhân đầu tư

đổi mới trang thiết bị ,đẩy mạnh phát triển sản xuất, hình thành các doanh nghiệp đầu mối tham gia xuất khẩu .

Trước mắt cũng như lâu dài trên cơ sở nhu cầu thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển các mặt hàng chủ lực và thị trường trọng điểm trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của mình nhằm ổn định mặt hàng, thị trường xuất khẩu.

Ví dụ : Các doanh nghiệp may tập trung thu hút đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, vì các doanh nghiệp này hiện tại và trong nhiều năm tới vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh . Tranh thủ lợi thế khi tham gia vào tổ chức WTO ; đa dạng hố các loại hình sở hữu, chú trọng phát triển quy mô vừa và nhỏ , hiện đại hố cơng nghệ ,đa dạng hoá sản phẩm, sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, xây dựng các cụm cơng nghiệp liên hồn để hỗ trợ nhau ,vừa đẩy mạnh sản xuất vừa mở rộng thị trường trong nước tạo nên hiệu quả kinh tế tối ưu. Về dài hạn: các doanh nghiệp may cần phấn đấu nâng cao hàm lượng chế biến và hàm lượng nội địa trong sản phẩm may xuất khẩu . Mặt khác các doanh nghiệp cần có giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng may mặc với các nước như Trung Quốc, Ấn độ , Pakistang, Bănglades (các nước này có nhiều điều kiện giống Việt Nam, nhưng có lợi thế hơn Việt Nam do có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển) khi nước ta tham gia vào WTO.

Các doanh nghiệp phải chú ý hơn đến các vấn đề như : đổi mới quản lý, tăng cường thu hút vốn, đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tự tìm đến lợi thế so sánh động trong mơi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường năng động .

Đồng thời các ngành chức năng cần rà soát lại những doanh nghiệp (kể các hộ cá nhân) đã có thành tích xuất khẩu tốt trong những năm qua để có chính sách khuyến khích , hỗ trợ và tạo điều kiện cho các thương nhân , gắn kết họ lại, hình thành các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

* Xuất khẩu không thể tăng trưởng bền vững nếu các doanh nghiệp không lưu ý trau dồi kỹ năng xuất khẩu và văn hoá xuất khẩu .

Kỹ năng xuất khẩu tiên tiến bao gồm những vấn đề như sàn giao dịch, thương mại điện tử ...trong khi văn hoá xuất khẩu chưa đựng những nội dung như liên kết dọc, liên kết ngang , liên kết ngược, cọi trọng người tiêu dùng và chữ tín trong kinh doanh ...hai kỹ năng này đều là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp.

* Sàn giao dịch hàng hoá :

Giao dịch kỳ hạn là phương thức buôn bán đã được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển , nhất là với hàng nông sản và nguyên liệu thô. Thông qua các sở giao dịch, giao dịch kỳ hạn đã phát huy tác dụng tích cực đối với sản xuất và thương mại nơng sản trên thế giới, góp phần giảm bớt rủi ro về biến động giá đối với các nhà sản xuất , kinh doanh xuất nhập khẩu và những người sử dụng nguyên liệu nông sản.

Tuy nhiên, việc phát triển và ứng dụng thành công giao dịch kỳ hạn như một công cụ bảo hiểm giá, phịng ngừa rủi ro là một q trình phức tạp và khơng phải nước nào cũng thành cơng. Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng khơng có nghĩa là khơng thể phát triển và ứng dụng được giao dịch kỳ hạn . Vấn đề là nhận thức đúng tính phức tạp của giao dịch kỳ hạn để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có lộ trình hợp lý trong việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng phương thức này. Hiện nay Bộ Thương Mại đã và đang triển khai về thị trường hàng hoá giao sau, cần từng bước tiếp cận và triển khai thực hiện .

* Thương Mại điện tử :

Giống như sàn giao dịch, thương mại điện tử cũng chưa có điều kiện để phát triển ở nước ta. Tuy nhiên ở mức thấp tỉnh ta đã só Website đầu tư và thương mại kết nối mạng ASEMCONEC có kết nối tồn cầu, cần duy trì cập nhất thơng tin thường xuyên của các doanh nghiệp trong tỉnh, qua đó để người bán và người mua có chỗ tự giới thiệu và giao dịch, hyvọng sẽ có nhiều giao dịch trên mạng được thực hiện .

* Khuyến khích mối liên kết ngang.

Liên kết ngang hiện nay là hiệp hội ngành hàng. Trong chứng mực nhất định các hiệp hội đã phát huy tác dụng tích cực như làm cầu nối giữa hội viên và nhà nước cũng như thực hiện chức năng đối ngoại cấp hiệp hội. Thông qua hiệp hội tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong việc tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của hội viên trong các vụ kiện bán phá giá hoặc chống phá bán giá .

* Khuyến khích phát triển mối liên kết dọc trong xuất khẩu :

Phát triển mối liên kết dọc là phát triển sự phân công trong dây truyền giá trị. Làm được việc này, năng lực sản xuất tăng cường, khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn được nâng lên . Đây là việc chủ yếu của các doanh nghiệp trong ngành may, da dày và chế biến gỗ.

* Đẩy nhanh việc hình thành các mối liên kết tiêu thụ - sản xuất (liên kết ngược).

Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ về tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp đồng đã đưa cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành mối liên kết ngược giữa người xuất khẩu và người sản xuất . Bộ

Nông nghiệp & phát triển nơng thơn đã phát triển thành mơ hình hợp tác 4 bên : Nhà nông, nhà khoa học, nhà xuất khẩu và nhà nước . Tuy nhiên, mối quan hệ quan trọng nhất trong mơ hình này vẫn là mối quan hệ giữa nhà nông và doanh nghiệp. Làm tốt vấn đề này sẽ góp phần tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, đặc biệt là sản xuất nông sản, một tiềm năng thế mạnh của tỉnh ta.

* Nâng cao kỹ năng hoạt động xuất khẩu

Hiện tại kỹ năng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp còn yếu, như kỹ năng đàm phán hợp đồng ngoại, mở tờ khai hải quan , thanh tốn quốc tế, th vận tải...cịn nhiều hạn chế, trình độ khơng đồng đều do đó đã dẫn đến những sơ hở đáng tiếc, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì kinh doanh xuất nhập khẩu địi hỏi kỹ năng tiên tiến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó các doanh nghiệp cần khẩn trưởng đào tạo, bồi dưỡng , bổ xung những kiến thức cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ của mình .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh bắc giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w