C.MÁC 232 TIN TỪ NGHỊ VIỆN: ĐỀ NGHỊ CỦA 465 tá điền, hoặc sẽ mất trang trại, nếu từ chối ký lại hợp đồng vớ

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 5 pdf (Trang 37 - 38)

tá điền, hoặc sẽ mất trang trại, nếu từ chối ký lại hợp đồng với

những điều kiện bất lợi, và cùng với trang trại anh ta mất luôn tư bản của bản thân mình dùng vào việc cải tạo chất đất, hoặc buộc phải nộp tiền lợi tức, ngồi khoản tơ ban đầu, cho việc cải tạo ruộng đất mà anh ta tiến hành bằng tư bản của mình. Sự ủng hộ

những dự luật trên là một điều kiện đảm bảo cho nội các liên hiệp có được những lá phiếu của đoàn nghị sĩ Ai-rơ-len. Vì vậy, năm 1854 những dự luật ấy đã được hạ nghị viện thông qua, nhưng ở thượng nghị viện, với sự giúp sức ngấm ngầm của các bộ trưởng, những dự luật ấy ban đầu bị hoãn đến k ỳ họp sau (1855), rồi bị sửa chữa đến mức mất hết mọi ý nghĩa và được trả lại hạ nghị viện dưới hình t hức bị bóp méo ấy. Tại hạ nghị viện, vào thứ năm trước, điều khoản chủ yếu của dự luật về bồi t hường đã bị đem lại làm tế vật trước bàn thờ của chế độ sở hữu ruộng đất, và người Ai-rơ-len ngạc nhiên phát hi ện thấy rằng ưu thế của đối thủ của mình một phần là do phiếu của nội các, một phần là do phiếu của những người có quan hệ trực tiếp với nội các đem lại. S ự cơng kích gay gắt của serjeant1 * Si đối với Pan-mớc- xtơn đe dọa gây ra riot2 * của “khu người Ai-rơ-len” trong nghị viện mà hậu quả đúng vào lúc này thật nguy hiểm. Vì thế P an- mớc-xtơn phải nhờ đến Xát-lơ, nguyên thành viên của nội các liên hiệp và người mối l ái của đoàn nghị sĩ Ai-rơ-len, làm trung gian và dàn xếp đến mức là ngày hơm kia một đồn đại biểu gồm 18 nghị sĩ Ai-rơ-len đến thăm và chất vấn ông ta là liệu ơng ta có lợi dụng ảnh hưởng của mình để đạt được việc thủ tiêu nghị quyết của nghị viện và làm cho điều khoản chủ yếu được nghị viện thông qua khi biểu quyết lại, hay không. Đương nhiên Pan- mớc-xtơn tuyên bố sẵn sàng làm tất cả, miễn là được lá phiếu của các nghị sĩ Ai-rơ-len khi có cuộc biểu quyết khơng tín nhiệm. Sự bóc trần quá sớm âm mưu ấy tại hạ nghị viện đã tạo lý do cho một trong những màn kịch tai tiếng đặc trưng cho sự suy sụp của nghị viện của tập đoàn thống trị. Những người Ai-rơ-len có

1* 1*

- serijeant at law : luật gia của hoàng gia 2*

- cuộc nổi loạn

trên 105 phiếu. Nhưng hóa ra là đại đa số trong số họ đã khơng trao cho đồn đại biểu 18 người một thẩm quyền nào cả. Nhìn chung, Pan-mớc-xtơn không thể lợi dụng đượ c các nghị sĩ Ai-rơ- len trong thời kỳ nổ ra các cuộc khủng hoảng nội các như dưới thời Ơ Cơ-nen. Cùng với sự tan rã của tất cả các phái cũ trong nghị viện, “khu Ai-rơ-len” ở nghị viện cũng chia rẽ, phân thành các bộ phận khác nhau. Dù sao thì sự việc đó cũng chứng tỏ rằng Pan-mớc-xtơn đã lợi dụng như thế nào thời gian mà ông ta tranh thủ được để lung lạc các tập đồn. Đồng thời ơng ta chờ đợi những tin tức dù là đôi chút thuận lợi từ chiến trường, những sự kiện nhỏ nhặt nào đó mà ơng ta có thể lợi dụng, nếu không phải ở phương diện quân sự thì cũng ở phương diện nghị viện. Phương tiện điện tín dưới biển đã tước của các tướng lĩnh quyền chỉ hu y chiến tranh và đặt nó phục tùng những trị lố lăng của nhà thiên văn không chu yên Bô-na-pác-tơ, cũng như phục vụ những âm mưu nghị viện - ngoại giao. Đó là nguồn gốc giải thích tí nh chất khó hiểu và chưa từng thấy của chiến dịch Crưm lần thứ hai.

Do C.Mác viết ngày 13 tháng Bảy 1855 Đã đ ă ng t r ê n t ờ " N e ue Ode r - Ze i t un g " số 325, ngày 16 tháng Bảy 1855

In theo bản đăng trên bá o Nguyên văn là ti ếng Đức

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 5 pdf (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)