Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG TRẠCH,

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí đị a lý và đị a hình

Huyện Quảng Trạch nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Bình, trên toạ độ địa lý: Từ 106015í đến 1060 59í độ kinh Đơng; từ 17042í đến 170 59í độ vĩ Bắc. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh qua Đèo Ngang, phía Tây giáp huyện Tun Hố, tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, phía Đơng là biển với chiều dài bờ biển 24,4 km, dọc theo các xã Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân.

Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, trung điểm cách thành phố Đồng Hới 45 km, cách Hà Nội 500 km, cách thành phố Đà Nẵng 300 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km. Diện tích tự nhiên: 447,88 km2, dân số năm 2016 là: 106.472 người, mật độ dân số: 238 người/Km2

Địa hình huyện Quảng Trạch khá đa dạng, bao gồm đồng bằng, đồi núi cùng với vùng biển rộng. Phía Tây và phía Bắc là đồi núi của dãy Trường Sơn lan sát ra biển; ở giữa là đồng bằng nhưng bị chia cắt bởi các con sông và cồn cát nội địa, tạo ra những diện tích đất nơng nghiệp tập trung lớn nhất khoảng 1.500 ha; phía Đơng là biển, ven biển có các cồn cát kéo dài, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Do địa hình dốc và q trình xâm thực mạnh, nhiều dãy núi so le nhau, có nhiều sơng suối và hai con sơng lớn là Sơng Rn và Sơng Gianh. Địa hình có thể phân chia thành ba vùng như sau:

- Vùng núi, đồi và trung du: Có độ cao từ 50 - 500 mét, độ dốc từ 5 độ trở lên, vùng này chiếm 65% diện tích tự nhiên, có tiềm năng sản xuất do đất đai và nhân lực dồi dào, cây trồng, vật nuôi đa dạng;

25% diện tích tồn huyện với nhiều đoạn bị chia cắt bởi cồn cát nội địa, sơng ngịi, trong đó đất nơng nghiệp 7.000 ha có tiềm năng trồng cây lương thực (chủ yếu là lúa nước), rau, màu; chăn ni trâu, bị, lợn, gia cầm...;

- Vùng ven biển:Vùng ven biển có một dải đồng bằng hẹp nằm ở phía Đơng Quốc lộ 1A, chịu ảnh hưởng của dải cát ven biển có độ cao từ 2 - 10 mét so với mực nước biển, độ dốc có những nơi 500 thường gây ra nạn cát chảy, cát lấp có tiềm năng trồng cây lương thực; chăn nuôi bị, lợn, gia cầm, ni tôm, cá nước mặn, nước lợ, nước ngọt...

Vịnh biển Hịn La có điều kiện thiết lập cảng nước sâu, những địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển đa dạng là điều kiện phát triển nền kinh tế theo hướng kết hợp giữa các loại hình sinh thái: núi, trung du, đồng bằng, ven biển.

Ngồi ra các tuyến đường giao thơng chạy qua huyện có: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 12A qua các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá đến cửa khẩu Cha Lo nối với nước bạn Lào và các nước dọc tuyến hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS); Tuyến đường thuỷ nội địa trên dịng sơng Gianh và sơng Rn. Các tuyến trục giao thông ngang, dọc này nối liền với cảng biển sơng Gianh, cảng biển nước sâu Hịn La.

Sự đa dạng của địa hình đã tạo điều kiện cho việc phát triển nền nông, lâm nghiệp, thủy sản đa dạng, nhưng cũng gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình tổ chức sản xuất, đặc biệt là sản xuất với quy mơ lớn. Vì thế, cho đến nay cây trồng chiến lược của Quảng Trạch vẫn là cây lúa nước, bên cạnh đó cũng trồng một số cây cơng nghiệp, chăn ni lợn, bị và gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ nhưng chủ yếu là quy mơ hộ gia đình.

2.1.1.2. Thờ i tiế t, khí hậ u

Huyện Quảng Trạch nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đơng tương đối lạnh ở phía Bắc. Nhiệt độ bình qn hàng năm là 250C, lượng mưa bình quân là 2.900 - 3.000 mm, độ ẩm bình qn 85%. Khí hậu huyện Quảng Trạch chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa rét từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 9 đến tháng 11 mưa bão; lượng mưa tập trung 70% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, tháng 12 đến tháng 3 rét và mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có lúc xuống 9 - 110C.

- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt, các tháng 6, 7, 8 có gió Tây Nam (gió Lào) gây khơ nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cư.

Điều kiện thời tiết bất lợi đối với huyện Quảng Trạch là gió Tây Nam khơ nóng xuất hiện khoảng 75 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7 tháng 8 kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Mùa mưa bão tập trung vào tháng 9 tháng 10, bão thường đi kèm với mưa lớn. Do địa hình hẹp, sơng ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nơng nghiệp hàng năm.

Vị trí địa lý, địa hình khí hậu và thời tiết một mặt đã tạo cho Quảng Trạch điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mặt khác cũng gây nhiều trở ngại cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.

2.1.1.3. Nguồ n nư ớ c, thủ y văn

Huyện Quảng Trạch có nguồn nước mặt khá phong phú nhưng hệ thống sông suối, hồ đập khá nhiều, sơng ngịi huyện Quảng Trạch đều ngắn và dốc.

Đối với nước mặt: Tồn huyện có 01 hồ chứa nước loại lớn (hồ Vực Tròn), 03 hồ loại vừa (hồ Tiên Lang, hồ Trung Thuần, hồ Sông Thai) và 25 hồ chứa loại nhỏ có tổng dung tích thiết kế trên 94 triệu m3 nước. Ngồi các hồ chứa cịn có 08 đập nhỏ và 14 trạm bơm điện nhỏ, phân bổ rải rác trong toàn huyện hàng năm tưới phục vụ cho 3.450 ha/vụ. Năng lực tưới thực tế đạt trên 94% trên tổng diện tích sản xuất.

Sơng ngịi huyện Quảng Trạch còn là mạch máu giao thông nối liền giữa miền núi với đồng bằng; nông thôn và thành thị cùng với đường bộ, đường biển tạo cho huyện Quảng Trạch có hệ thống giao thơng đối nội, đối ngoại thuận lợi.

Dải ven biển, ven sơng cịn có trên hàng trăm ha mặt nước ngọt, mặn, lợ có khả năng phát triển ni trồng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)