THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 58)

1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG

NƠNG THƠN HUYỆN QUẢNG TRẠCH

2.2.1. Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động thể hiện qua số liệu ở bảng 2.3, với 18 xã,

Quảng Trạch có dân số bình qn năm 2016 là 106.472 người, với tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số là 12,29%, giảm 0,18 điểm phần nghìn so với năm 2014.

Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng tăng 59.060 người năm 2014 tăng lên 60.660 người năm 2016, chiếm 56,97% dân số toàn huyện. Đây là tiềm năng và là nguồn lực quan trọng cho việc thực hiện phát triển kinh tế nông thôn huyện Quảng Trạch. Tỷ lệ hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cao, chiếm 55,7% năm 2014 và 52,0% năm 2016.

Trong 3 năm qua xu hướng phân công lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nơng nghiệp, nhưng vẫn cịn chậm. Năm 2014, tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 60,85% đến năm 2016 giảm xuống 59,60%. Thời kỳ 2014 - 2016 lao động trong các ngành kinh tế tăng bình quân hàng năm còn chậm, chỉ đạt 1,3%/năm. Trong đó lao động nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình qn 0,3%, lao động phi nơng nghiệp tăng 2,9%. Điều này thể hiện một xu hướng tốt trong phân công lao động của Quảng Trạch. Mật độ tăng dân số ngày càng tăng từ 234 người/km2 năm 2014 đã tăng lên 238 người/km2 năm 2016. Vấn đề này đặt ra cho Quảng Trạch là cần phải phát triển ngành nghề sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong vùng.

Cùng với việc giảm tốc độ phát triển dân số, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, chất lượng lao động kể cả thể lực và trí lực ngày càng được nâng lên. Đây là động lực cơ bản thúc đẩy nền kinh tế phát triển. So với nhiều địa

phương trong cả nước tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao. Tuy nhiên, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, số lao động được đào tạo qua trường lớp chính quy, có chứng chỉ cịn thấp.

Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động của huyện Quảng Trạch thời kỳ 2014 - 2016

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch năm 2016)

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ

phát triển bình quân (%) Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) I Tổ ng dân số Người 105.463 - 105.997 - 106.472 - 100,5 II Tổ ng số lao độ ng Người 59.060 100 60.191 100 60.660 100 101,3

1 Lao động Nông-Lâm-Thuỷ sản Người 35.937 60,85 36.302 60,31 36.153 59,6 100,3

2 Lao động phi Nông nghiệp Người 23.123 39,15 23.889 39,69 24.507 40,4 102,9

2.2.2. Chất lượng nguồn lao động của huyện Quảng Trạch

Chất lượng lao động sẽ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch.

Qua bảng 2.4 ta thấy sau 5 năm chất lượng nguồn lao động huyện Quảng Trạch có sự thay đổi lớn. Phân theo trình độ văn hóa qua 5 năm có sự thay đổi vượt bậc, trình độ văn hóa cấp 1 giảm 1630 người tỷ lệ giảm 5,5%, trình độ văn hóa cấp 2 tăng 2420 người chiếm tỷ lệ 10,8%, cấp 3 tăng 1291 người chiếm 19,8%. Nguyên nhân này cũng xuất phát từ điều kiện văn hóa, xã hội của huyện những năm gần đây có sự tăng trưởng khá lớn về kinh tế nên các lao động có điều học tập hơn, việc phổ cập giáo dục phát triển nên đã góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho lao động.

Bảng 2.4 Trình độ văn hóa và chuyên môn dân số từ 15 tuổi trở lên

Chỉ tiêu 2011 2016 2016/2011 SL(người) % SL(người) % ± % 1.Trình độ văn hóa 58.593 100,0 60.674 100,0 2.081 103,6 Cấp 1 29.674 50,6 28.044 46,2 -1.630 94,5 Cấp 2 22.410 38,2 24.830 40,9 2.420 110,8 Cấp 3 6.509 11,1 7.800 12,9 1.291 119,8 2. Trình độ chun mơn 59.741 100 60.674 100 -3.971 93,8

Chưa qua đào tạo 58.593 98,1 58.331 96,1 -262 99,6

Sơ cấp, trung cấp 349 0,6 755 1,2 406 216,3

Cao đẳng 423 0,7 832 1,4 409 196,7

Đại học, trên đại học 376 0,6 756 1,2 380 201,1

(Nguồn: Phòng lao động Thương binh và xã hội)

Phân theo trình độ chun mơn thì thấy rằng lao động chưa qua đào tạo ngày càng giảm. Năm 2016 tồn huyện có 58.331 lao động chưa qua đào tạo giảm 0,4 % so với năm 2011. Tuy vậy tỷ lệ chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ rất cao 96,1%.

Do trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong tất cả các ngành nghề khác đều địi hỏi phải có trình độ chun mơn kỹ thuật, do đó, ngày càng nhiều lao động

được qua đào tạo qua trường lớp, các chương trình tập huấn trước khi tham gia vào sản xuất làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên. Cụ thể, những lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trên đại học cũng tăng lên, cụ thể 2016 cao đẳng và đại học tăng 96,7%, trên đại học tăng 101,1% so với năm 2011. Phần lớn những lao động này sau khi tốt nghiệp họ tham gia vào đội ngũ địa phương, cán bộ công chức nhà nước, tham gia vào quản lý doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhưng đồng thời cũng địi hỏi một lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao. Sự yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực sẽ là một cản trở đối với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng cơ hội việc làm trong nội tại kinh tế - xã hội nông thôn.

Trong thời gian tới, huyện Quảng Trạch không thể không cải thiện mạnh mẽ chất lượng cũng như sức cạnh tranh về nguồn lao động nói chung và lao động nơng thơn nói riêng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và hội nhập kinh tế.

2.3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA CÁC LAO ĐỘNG ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)