Chương trình hợp tác xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 100)

1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO VIỆC LÀM VÀ TĂNG THU NHẬP CỦA

3.2.5. Chương trình hợp tác xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là giải pháp trước mắt nhằm giải quyết việc làm cho bộ phận lao động dư thừa trên địa bàn huyện, giải quyết việc làm cho người lao động thơng qua hợp tác xuất khẩu có nhiều mặt ưu điểm cũng như hạn chế.

Về ưu điểm, giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động sẽ giải quyết phần nào đó bộ phận lao động dư thừa, thu nhập của người lao động cao hơn, người lao động có vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sau khi kết thúc hợp đồng lao động, quá trình đào tạo để tham gia lao động ở nước ngoài sẽ nâng cao tay nghề cũng như vốn ngoại ngữ của người lao động, đồng thời họ tiếp cận được những cơng nghệ mới, tiên tiến của nước ngồi.

Hạn chế của việc giải quyết lao động thông qua xuất khẩu là mặc dù giải quyết được việc làm trước mắt, nhưng về lâu dài sau khi kết thúc hợp đồng lao động ngắn hạn (thường là từ 2 đến 3 năm), người lao động lại phải tìm cơng việc mới ở trong nước, trong khi độ tuổi lao động của họ cao hơn. Vì thế, khả năng và thời gian cống hiến lao động cho quê hương sẽ hạn chế. Thêm nữa là việc thiếu vốn cho quá trình xuất khẩu lao động (có những hợp đồng lao động người lao động phải bỏ ra chi phí hàng trăm triệu đồng) do vậy khơng phải người lao động nào cũng có cơ hội xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động mang tính rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của quốc gia đó cũng như doanh nghiệp mà người lao động tham gia vào.

Chính vì vậy giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần tập trung và một số nội dung sau:

Một là, tổ chức tốt việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động quốc tế.

Để thực hiện được yêu cầu trên, công tác đào tạo phải tập trung nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, kiến thức ngoại ngữ, pháp luật, truyền thống văn hóa của nước mà người lao động sẽ sang làm việc. Xây dựng các lớp đào tạo mở các lớp dành riêng cho xuất khẩu lao động. Việc cấp chứng chỉ cơng nhận trình độ nghề nghiệp phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

Hai là, tạo điều kiện cho lao động đi xuất khẩu được vay vốn với lãi suất ưu đãi để trang trải chi phí đi lao động.

Đây là một trong những khó khăn của người lao động, việc vay vốn và trả nợ là một gánh nặng lớn của người lao động, bởi vì hầu hết chi phí cho việc đi lao động là rất lớn, nhiều rủi ro, đồng thời việc vay vốn phải có thế chấp, trong khi người xuất khẩu lao động hầu hết là nghèo, độ tuổi khá trẻ do vậy gần như họ chưa có vốn củng như tài sản để thế chấp để vay. Đặc biệt, cần phải có chính sách riêng đối với lao động gặp rủi ro khi không thực hiện hết hợp đồng lao động ở nước ngoài.

Ba là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ quan quản lý, đảm nhận việc xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động những năm qua phát triển mạnh mẽ và ồ ạt, tạo nên một hiện tượng của xã hội. Chính vì sự phát triển q nhanh như vậy dẫn đến việc các quy định pháp lí khơng theo kịp, điều đó làm nảy sinh nhiều tiêu cực, bất hợp lí trong vấn đề xuất khẩu lao động. Chẳng hạn, lợi dụng nhu cầu đi xuất khẩu lao động, nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện việc lừa đảo để chiếm đoạt tiền, hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Phổ biến nhất là việc có quá nhiều khâu, tổ chức trung gian tham gia quá trình xuất khẩu lao động. Vì thế giá cả cho việc thực hiện xuất khẩu lao động bị đẩy lên rất cao, cao hơn chi phí thực cho một lần xuất khẩu lao động. Do đó, xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật, các cơ quan quản lý, đảm nhận việc xuất khẩu lao động là một trong những việc cần làm trong giai đoạn hiện nay.

Bốn là, đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền đối với hoạt động xuất khẩu lao động.

Một trong những điểm hạn chế của xuất khẩu lao động trong thời gian qua là việc người lao động thiếu thông tin, hoặc được cung cấp thông tin không đầy đủ về những nội dung liên quan đến việc tham gia xuất khẩu lao động, do vậy nhiều lao động đã bị lừa hoặc phải làm những công việc không đúng với chuyên môn, hưởng tiền công không đúng như cam kết trong hợp đồng lao động. Chính vì vậy, việc cung cấp thơng tin đầy đủ và chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động tìm được việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân người lao động, hạn chế tối đa những tiêu cực khơng đáng có. Để làm được việc này huyện cần quy định rõ những cơ quan, doanh nghiệp nào được phép cung cấp thông tin và tổ chức cho người lao động đi làm việc ở nước ngồi. Có những biện pháp xử lí cứng rắn đối với các hành vi sai trái, tiêu cực trong vấn đề này.

Năm là, có chính sách hợp lí đối với lao động sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài.

Hầu hết người lao động xuất khẩu sau khi kết thúc hợp đồng lao động (khoảng từ 2 đến 3 năm) trở về nước họ lại rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc. Mặc dù có trong tay một khoản vốn nhất định nhưng không phải ai trong số họ cũng dùng khoản vốn đó đầu tư vào q trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, huyện cần có chính sách trong giải quyết việc làm cho lao động sau xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)