Chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 83)

1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO VIỆC LÀM VÀ TĂNG THU NHẬP CỦA

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển, đặc biệt trong thời kỳ CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực được xác định là một trong những nội dung quan trọng có tính chiến lược và đột phá trong quá trình CNH, HĐH nơng nghiệp nhằm phát huy nguồn nhân lực - nguồn nội lực to lớn nhất ở nông thôn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu lao động tích cực có thể theo ba hướng cơ bản. Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khu vực nông thôn và thành thị theo

hướng tăng tỷ trọng lao động ở khu vực thành thị gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế theo hướng

chuyển dịch lao động từ các ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng là gồm cả nông - lâm - ngư nghiệp) sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thứ ba, chuyển dịch cơ

cấu lao động giữa các ngành ở nông thôn theo hướng chuyển dịch lao động từ các ngành nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nơng nghiệp có thể được thúc đẩy thơng qua thay đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ làm thay đổi cơ cấu lao động trên toàn huyện theo hướng tăng nhu cầu lao động phi nông nghiệp, phát triển mạnh khu vực công nghiệp. Từ đó sẽ tạo việc làm hơn nữa cho lao động của huyện, tăng thu nhập, tạo động lực để chuyển dịch lao động giữa các ngành và nội bộ ngành.

Tuy nhiên, để chuyển dịch cơ cấu lao động vững chắc, hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đạt được mục tiêu về việc làm ở nông nghiệp, nông thôn; trong điều kiện nguồn lực còn khan hiếm và nhiều nguy cơ rủi ro có thể xem xét một số giải pháp dưới đây:

Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ sử dụng nhiều lao động đặc biệt là lao động nông thôn, ưu tiên phát triển những ngành đảm bảo tăng việc làm nhanh và duy trì được sự cân bằng giữa tăng việc làm với tăng năng suất lao động cả ở thành thị và nông thôn, ưu tiên những ngành thu hút được bộ phận lao động khơng địi hỏi có trình độ tay nghề cao.

Thứ hai, khuyến khích và đầu tư mạnh hơn nữa vào phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thơn.

Thứ ba, đầu tư thích đáng vào cơng tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực ở nông thôn. Đây là giải pháp vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài, đón đầu và đáp ứng u cầu của CNH, HĐH.

Thứ tư, phát triển các khu kinh tế và khu đô thị gắn với chuyển đổi nghề hiệu quả đối với lao động nông nghiệp đây là giải pháp có tính chiến lược về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội.

Thứ năm, tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ giới thiệu việc làm để đảm bảo các điều kiện để thị trường lao động phát triển, những thông tin thị trường được cơng khai, giúp cho người lao động có thể nhận biết được đâu là cơ hội và khả năng có thể đáp ứng cơng việc của mình. Nâng cao năng lực và các loại hình dịch vụ đối với lao động xuất khẩu có nguồn gốc từ nơng thơn, có chính sách hỗ trợ và đảm bảo về tài chính và các thủ tục xuất khẩu lao động, đảm bảo cho người lao

động được làm việc đúng ngành nghề được đào tạo và tạo điều kiện cải thiện cuộc sống cho lao động xuất khẩu.

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế huyện từ nay đến năm 2020. Theo đó, trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, qua đó giảm dần tỷ trọng lao động tương ứng ở các ngành. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đến năm 2020 là: 11%, 49% và 40%. Nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp cơ bản như sau:

3.2.2.1. Chuyể n dị ch cơ cấ u ngành công nghiệ p, xây dự ng

Mục tiêu của huyện là đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp công nghệ cao trong các khu công nghiệp, kết hợp với phát triển các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống. Hình thành một số sản phẩm chủ lực, có thương hiệu trên địa bàn huyện.

Cụ thể: Phát triển Khu cơng nghiệp Hịn La thuộc Khu kinh tế Hòn La bao gồm các xã Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân. Xây dựng khu kinh tế tổng hợp bao gồm công nghiệp dịch vụ cảng biển, công nghiệp thủy tinh, công nghiệp luyện thép, công nghiệp điện, vật liệu composite, lắp ráp ô tô, xe máy, khu thương mại (thuế quan và phi thuế quan) và du lịch sinh thái.

Ngoài ra trên địa bàn huyện đã bố trí xây dựng một số cơ sở: chế biến thức ăn gia súc tại Quảng Phú; đóng và sửa chữa tàu thuyền tại Cảnh Dương; sản xuất công cụ cầm tay tại Quảng Châu.

Đặc biệt là tận dụng đội ngũ lao động dồi dào, trẻ, khỏe.

Để thực hiện tốt chương trình phát triển kinh tế nói chung và qua đó thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, trong thời gian tới huyện cần tập trung phát triển một số ngành và cơ sở sản xuất công nghiệp:

Thứ nhất, đối với công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm: xây dựng các xưởng chế biến nước mắm với công suất khoảng hai triệu lít mỗi năm nhằm tận dung nguồn nguyên liệu về cá ở một số xã ven biển, xây dựng nhà máy sản xuất nước đá với công suất lớn, các xưởng chế biến lương thực, mủ cao su, tinh bột sắn, sản xuất rượu…

Thứ hai, đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng và khai khống: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng thế mạnh về nguồn tài ngun khống sản, nhân cơng tại chỗ trên cơ sở nâng cao chất lượng một số sản phẩm hiện có, đầu tư sản xuất một số vật liệu xây dựng mới để thỏa mãn nhu cầu xây dựng của huyện và các địa phương bạn. Cụ thể: Quảng Trạch có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng với mỏ cát thủy tinh tập trung ở Quảng Tiến, Quảng Hưng (có trữ lượng khoảng 15 - 17 triệu m3); mỏ đất sét ở Quảng Châu, Quảng Tiến (với trữ lượng ước tới 42 triệu m3); mỏ đá vôi photphorit; mỏ vàng, mỏ sắt ở Quảng Hợp, mỏ titan ở Quảng Đông... tạo tiền đề cho ngành công nghiệp khai khống và cơng nghiệp nặng phát triển.

Thứ ba, ngành điện dân dụng và cơ khí: Trong phát triển mạng lưới điện, Quảng Trạch tiếp tục đầu tư nâng cấp mạng lưới điện gồm đường dây cao thế, trạm biến thế trung gian, các trạm hạ thế, lưới phân phối điện hạ thế phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, mở rộng mạng điện đến các khu dân cư mới, thôn bản của các xã miền núi, ven biển. Hiện Trung tâm Điện lực Quảng Trạch ở Khu kinh tế Hịn La (cơng suất 2.400 MW) đang được Tập đồn Dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng.

Tiếp đó là phát triển các xí nghiệp sản xuất các loại máy móc vật tư nông nghiệp như máy tuốt lúa, máy đập hạt, máy hút bùn…; đầu tư hiện đại hóa xưởng sửa chữa, đóng tàu tại xã Cảnh Dương, Quảng Đơng, phấn đấu hàng năm đóng mới khoảng 50 đến 60 chiếc, sửa chữa khoảng 150 đến 160 chiếc một năm; ngoài ra chú trọng xây dựng và phát triển các xí nghiệp cơ khí, gị hàn…

Thứ tư, phát triển các khu công nghiệp tập trung: Việc phát triển các khu công nghiệp tập trung là một xu hướng tất yếu, qua đó thuận lợi trong việc giải quyết mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu, thuận lợi trong việc bảo

vệ môi trường… Các khu cơng nghiệp hình thành sẽ góp phần đắc lực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các vùng miền, đặc biệt sẽ đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết lao động trên toàn huyện và khu vực nơng thơn nói riêng. Huyện tập trung xây dựng Khu kinh tế Hòn La gồm 6 xã Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Quảng Hưng, Cảnh Dương, Quảng Xuân và đưa khu kinh tế này trở thành khu kinh tế động lực Bắc Quảng Bình.

Đối với ngành xây dựng: tiếp tục đầu tư phát triển trang thiết bị, đội ngũ lao động lành nghề đủ khả năng đảm nhận việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các cơng trình xây dựng khác. Tập trung phát triển hệ thống đường giao thông, mở rộng và nâng cấp các thị trấn, thị tứ, các cơng trình trường học, kênh mương…

3.2.2.2. Chuyể n dị ch cơ cấ u ngành thư ơ ng mạ i và dị ch vụ

Phát triển ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Quảng Trạch là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 và 2025, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 17,8%. Chuyển dịch cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề truyền thống. Bao gồm cả cung ứng vật tư, tín dụng cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Thứ hai, phát triển dịch vụ phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bao gồm: cung ứng vật liệu xây dựng; vật dụng và tiện nghi sinh hoạt; các dịch vụ văn hóa xã hội.

Thứ ba, phát triển dịch vụ du lịch nhằm khai thác các tiềm năng về khu du lịch, dịch vụ Hòn La, các bãi biển ở Quảng Đông, Quảng Phú, cảnh quan thiên nhiên Vũng Chùa - Đảo Yến và di tích Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, các di tích lịch sử, lễ hội của huyện.

Thứ tư, phát triển mạnh dịch vụ vận tải kể cả vận tải hàng hóa, hành khách trên các phương tiện giao thơng đường bộ, đường thủy và đường biển.

Thứ năm, cải tạo, xây mới các chợ đầu mối nhằm thu hút sự tập trung hàng hóa nơng sản, phục vụ nhu cầu tổng hợp, phát triển các hình thức cửa hàng bán lẽ.

Thứ sáu, tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động thương mại ngoài quốc doanh phát triển, xem đây là lực lượng chủ yếu trong phát triển thương mại trên địa bàn huyện.

3.2.2.3. Chuyể n dị ch cơ cấ u ngành nông nghiệ p, lâm nghiệ p và thủ y sả n

Khác với các ngành kinh tế khác, Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cơ cấu trong toàn bộ cơ cấu kinh tế huyện. Phương hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - thủy sản là giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế huyện. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc giảm dần tỷ trọng không thể thực hiện một cách đột biến mà phải chuyển dịch từ từ, cắt giảm nhưng phải đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm, tạo sự chuyển biến đồng đều, hài hòa giữa các ngành, các lĩnh vực. Hơn nữa, lao động trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay chủ yếu tham gia trong ngành nơng - lâm - thủy sản. Chính vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nơng - lâm - thủy sản cịn phải chú trọng công tác giải quyết việc làm cho bộ phận lao động nơng thơn, trong đó có bộ phận lao động dư thừa hàng năm do chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - thủy sản cần chú trọng những nội dung sau:

Đối với ngành nông nghiệp: Phát triển theo chiều sâu cả trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra những vùng sản xuất tập trung các nông sản mũi nhọn như lúa, hoa màu, trâu, bò… Tiếp tục đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni có hiệu quả nhất, chuyển những diện tích đất canh tác lúa khơng hiệu quả sang trồng những cây khác cho giá trị kinh tế cao hơn; phát triển kinh tế tổng hợp vùng gò đồi, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, phát triển mạnh các loại hình kinh tế trang trại, nhất là các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp; đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; quy hoạch mở rộng vùng thâm canh lúa cao sản, các loại cây khác cho giá trị kinh tế cao. Chú trọng phát triển chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ, tiến hành việc đưa vào chăn nuôi những vật nuôi cho giá trị kinh tế cao như đàn bò ngoại, lợn siêu nạc…

Giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: đẩy mạnh công tác khuyến nông, cũng cố mạng lưới khuyến nông huyện, xã vững mạnh, mở rộng mạng lưới khuyến nông đến tận thôn bản; chú trọng công tác tập huấn, truyền thông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, giống mới vào sản xuất. Tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh tập trung như: vùng lúa cao sản, vùng lạc, vùng rau, vùng chăn ni, ni trồng thủy sản… Có chính sách ưu tiên cho các vùng chuyên canh các cây, con cho giá trị kinh tế cao; cũng cố và phát triển bền vững các hồ, đập, các cơng trình kênh mương, đê, kè… Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước tưới cho cây trồng đồng thời ngăn chặn các hiện tượng lũ lụt xảy ra vào mùa mưa; chú trọng công tác thú y, công tác bảo vệ thực vật, các trang trại giống, các trung tâm cung ứng vật tư nông nghiệp…

Đối với lâm nghiệp: Chú trọng khôi phục lại vốn rừng hiện có, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tiếp tục trồng rừng, thực hiện tốt công tác giao đất giao rừng, phát triển các nhà máy chế biến lâm sản với công nghệ hiện đại.

Giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 là: Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp xã hội bằng biện pháp kết hợp tăng diện tích trồng rừng với việc giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình, đặc biệt là khu vực miền núi, phát triển trồng rừng phân tán ở trong các khu dân cư và trung tâm đô thị, đồng thời chú trọng công tác khuyến lâm, áp dụng mơ hình nơng - lâm kết hợp, huy động nguồn vốn từ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng vào phát triển diện tích rừng. Chú trọng thực hiện tốt cơng tác bảo vệ, chăm sóc cũng như tái tạo lại vốn rừng hiện có, cơng tác đào tạo cán bộ lâm nghiệp, đội ngũ lao động trồng rừng, đảm bảo cho họ có nguồn thu nhập ổn định từ rừng.

Đối với Thủy sản: Tận dụng tối đa lợi thế về mặt nước rộng, ao, hồ, đập nhiều trong nuôi trồng thủy hải sản cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn (đến năm 2025 có 1.000 ha). Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 9,5%. Trước mắt, huyện cần tập trung ưu tiên phát triển đánh bắt xa bờ (đến năm 2025 có 900- 920 chiếc tàu), với các mơ hình hợp tác xã bền vững và ổn định. Bên cạnh đó, chú trọng ưu tiên phát triển các cơ sở chế biến các sản phẩm từ thủy sản, các dịch vụ phục vụ công tác đánh bắt cũng như nuôi trồng thủy hải sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)