1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Từ phân tích thực trạng điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Quảng Trạch, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm địa bàn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế trên tất cả các vùng, miền, đa dạng hoá các ngành nghề và sản phẩm. Vị trí Quảng Trạch thuận lợi cho việc tạo giao thương và thuận tiện cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đến để phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn.
2. Thời tiết, khí hậu có nhiều thuận lợi để phát triển nền nơng nghiệp nhiệt đới, nhưng cũng có nhiều bất lợi, đó là gió Tây Nam khơ nóng xuất hiện tập trung trong tháng 7 tháng 8 kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Mùa mưa bão tập trung vào tháng 9 tháng 10, bão thường đi kèm với mưa lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nơng nghiệp hàng năm. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế cần nghiên cứu cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, tuyển chọn cơ cấu giống, chống chịu để né tránh các điều kiện về khí hậu, thời tiết bất lợi nhằm hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.
3. Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế của huyện Quảng Trạch chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số của huyện, đến năm 2016 có 60.660 người lao động, chiếm 56,97% dân số, trong đó trên 59,60% lao động tham gia trong ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản. Vì vậy cần có kế hoạch phát triển ngành nghề phi nông nghiệp tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
4. Đất nơng nghiệp bình qn cho 1 nhân khẩu nơng nghiệp không cao, chỉ 0,08 ha/khẩu nông nghiệp năm 2016. Vấn đề này đặt ra cho Quảng Trạch là phải đẩy mạnh khai thác quỹ đất có khả năng nơng nghiệp. Mặt khác phải phát triển ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
5. Thời kỳ 2014 - 2016 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, nhưng vẫn cịn chậm. Cơ cấu nơng, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2014 tương ứng là 29,0% - 45,0% - 26,0%; năm 2016 tương ứng là 26,2% - 45,0% - 28,8%. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành cơng nghiệp - xây dựng bình qn thời kỳ 2014 - 2016
khơng tăng, vẫn giữ vững 45%. Vì vậy, trong những năm tới huyện phải cần có những giải pháp phù hợp hơn trong phát triển kinh tế, nhất là việc xây dựng các khu, cụm CN và TTCN trên địa bàn; huy động và kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực về thương mại, dịch vụ một cách mạnh mẽ. Có như vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện mới đạt được yêu cầu đề ra.