Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 98)

1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO VIỆC LÀM VÀ TĂNG THU NHẬP CỦA

3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động

Đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động khu vực nơng thơn nói riêng là một trong những giải pháp trước mắt và lâu dài trong giải quyết việc làm cho người lao động. Xuất phát từ thực tế của huyện là lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động nhiều trong khi trình độ nói chung và trình

độ CMKT nói riêng của bộ phận lao động này cịn nhiều hạn chế, hầu hết chưa qua đào tạo về CMKT (tính đến năm 2016 số lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện ở tất cả các trình độ là 3,9%), quá trình lao động sản suất chủ yếu mang tính kinh nghiệm, thói quen… Do vậy hiệu quả trong q trình sản xuất khơng cao, người lao động gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương thức canh tác cũng như việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bên cạnh đó cùng với q trình CNH, HĐH đất nước, người lao động khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp, đặc biệt là sau sự cố môi trường biển do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh cơng tác đào tạo nghề cho người lao động vừa tạo cơ hội cho họ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cũng như việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện trước mắt và trong tương lai.

Giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn huyện Quảng Trạch:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1956). Đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

Thứ hai, đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn cần ưu tiên trước hết là những khu vực dân cư nghèo, diện tích đất ít, thiếu nguồn vốn, xem đây là yếu tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế gia đình của họ thơng qua các chính sách hỗ trợ vốn đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu ngành nghề của xã hội.

Thứ ba, quá trình đào tạo nghề cho lao động phải đi kèm với các chương trình giải ngân nguồn vốn nhằm tạo cơ hội cho người lao động có được nguồn vốn để trực tiếp đầu tư vào quá trình lao động sản xuất.

Thứ tư, đào tạo nghề gắn với việc giới thiệu việc làm cho người lao động thông qua trung tâm dịch vụ việc làm, nhằm tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi nghề nghiệp.

Thứ năm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, đặc thù của vùng miền, trình độ của người dân để xây dựng mơ hình, chương trình và kế hoạch đào tạo hợp lý.

Bên cạnh đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nơng thôn, gắn với việc xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)