Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 53)

1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG TRẠCH,

2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình sử dụ ng đấ t đai

Tình hình sử dụng đất đai thời kỳ 2014 - 2016 được thể hiện qua số liệu ở

bảng 2.1. Năm 2016 Quảng Trạch có tổng diện tích tự nhiên 44.788 ha, chiếm 5,59%

diện tích tồn tỉnh. Do đặc điểm địa hình, diện tích đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu: năm 2014 có 27.748 ha, chiếm 61,6% và năm 2016 có 26.937 ha, chiếm 60,1% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, chỉ có 7.308 ha vào năm 2014, chiếm 16,2% và 8.221 ha năm 2016, chiếm 18,4%. Diện tích đất chưa sử dụng khơng cịn nhiều, theo thời gian có chiều hướng giảm dần, năm 2014 là 4.510 ha, chiếm 10% nhưng đến năm 2016 chỉ có 1.880 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích đất của huyện Quảng Trạch.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quảng Trạch thời kỳ 2014 - 2016

Đơn vị tính: ha

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ pháttriển bình qn (%) Tổng diện tích tự nhiên 45.070 45.070 44.788 99,7 1 Đất nông nghiệp 7.308 7.279 8.221 106,1 2 Đất lâm nghiệp 27.748 27.738 26.937 98,5 3 Đất nuôi trồng thủy sản 140 140 161 107,2 4 Đất ở dân cư 758 771 879 107,7 5 Đất chuyên dùng 4.608 4.648 6.710 120,7 6 Đất chưa sử dụng 4.510 4.494 1.880 64,6

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Trạch năm 2016)

Những vấn đề nêu trên đặt ra cho Quảng Trạch là phải đẩy mạnh khai thác quỹ đất chưa sử dụng có khả năng nơng nghiệp, bổ sung cho quỹ nông nghiệp. Mặt khác phải phát triển ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầ ng

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn đã có bước phát triển đáng kể, tạo ra nhiều năng lực sản xuất mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện. Lĩnh vực được tập trung đầu tư, đó là hệ thống giao thơng, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, chỉnh trang và phát triển đô thị, sự nghiệp văn hố và các cơng trình phúc lợi xã hội.

- Về giao thơng: Quảng Trạch có tiềm năng lớn về phát triển giao thông cả về đường bộ lẫn đường thuỷ. Đường bộ có đường quốc lộ 1A ở phía Đơng, phía Tây có đường Đơng và Tây Trường Sơn xuyên qua hết địa phận của huyện. Tuyến đường nối quốc lộ 12A đi Khu Cơng nghiệp Hịn La, hồn thành mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Quảng Trạch, cầu Văn Hóa đã hồn thành đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực hiện cứng hóa hệ thống giao thơng nơng thơn đến xã, các cụm, điểm kinh tế. Với phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều địa phương đã bê tơng hàng trăm km đường thơn xóm đảm bảo giao thơng thuận lợi. Tính đến nay đã có 18/18 xã có đường ơ tơ về tận trung tâm xã được rải nhựa.

- Thủy lợi:Tồn huyện có 29 cơng trình hồ chứa, 08 đập dâng, 14 trạm bơm, trong đó: có 01 hồ chứa loại lớn (Vực Tròn), 03 hồ chứa loại vừa (Tiên Lang, Sông Thai và Trung Thuần). Ngồi ra có 34 hồ đập nhỏ và 24 trạm bơm điện, đảm bảo tưới tiêu cho 6.430 ha, chiếm trên 94% diện tích gieo trồng cây hàng năm tồn huyện. Đến năm 2015 tồn huyện có 229,8/297,3 km đã được đầu tư kiên cố. Trong đó: 58,13/60,01km chiều dài các tuyến kênh chính và kênh cấp 1 do Cơng ty TNHH một thành viên khai thác cơng trình thuỷ lợi đã được nhà nước đầu tư bê tông hố.

- Năng lượng, bưu chính viễn thơng:

Phát triển nguồn điện theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ) để đáp ứng nhu cầu phụ tải của vùng. Xây dựng Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch ở Khu kinh tế Hịn La, có cơng suất từ 2.400 đến 3.000 MW do Tập đồn Dầu khí Việt Nam đầu tư, hiện nay đã được

chuyển sang Tập đồn Điện lực Việt Nam. Năm 2016, đã có 100% xã, với 99,2% hộ trong huyện sử dụng điện trực tiếp từ điện lưới Quốc gia.

Hệ thống điểm phục vụ Bưu chính Việt Nam hoạt động trên địa bàn có 02 bưu cục khu vực (Cảnh Hóa, Rn) và 18/18 điểm bưu điện văn hóa xã. Ngồi ra, một số doanh nghiệp bưu chính khác đã bắt đầu triển khai các dịch vụ chuyển phát bằng nhiều hình thức, phương thức mới, mang lại nhiều cơ hội sử dụng dịch vụ cho xã hội, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, nâng cao chất lượng phục vụ và giảm giá cước dịch vụ.

Về lĩnh vực viễn thơng: Đến nay 100% xã đã có điện thoại cố định về trung tâm xã và được phủ sóng thơng tin di động. Truy nhập và kết nối Internet băng rộng ngày càng phát triển, mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được nâng cao.

- Y tế, giáo dục:

Mạng lưới y tế được phủ kín trong tồn huyện, với 100% xã có trạm y tế. Hệ thống y tế thơn bản được kiện tồn và củng cố, năng lực điều trị ngày càng được nâng cao. Cơng tác phục vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng. Các chương trình y tế quốc gia như: Phịng chống sốt rét, sốt xuất huyết, phòng chống mù lồ, phịng chống lao, bướu cổ, tiêm chủng cho trẻ em… được quan tâm thường xuyên và có hiệu quả. Nhờ vậy, các bệnh dịch được đẩy lùi, hạn chế tử vong đến mức thấp nhất.

Công tác giáo dục huyện Quảng Trạch trong những năm qua đã được nâng cao cả về chất lượng cũng như về cơ sở vật chất. Quy mơ mạng lưới trường, lớp các cấp duy trì đáp ứng nhu cầu phịng học của học sinh. Tính đến hết năm 2016, tồn huyện có 62 đơn vị trường học do huyện quản lý, trong đó: 18 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 1 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 18 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông.

- Mạng lưới dịch vụ, thương nghiệp:

Hệ thống chợ nông thôn ngày càng được củng cố, xây dựng lại và mở rộng diện tích, phục vụ tốt hơn nhu cầu kinh doanh, trao đổi hàng hoá của các đối tượng

trên địa bàn huyện. Tồn huyện có 17/18 xã có chợ, chiếm 94,4%; trong đó có 11 chợ được xây dựng kiên cố.

Phương tiện vận tải có tốc độ phát triển nhanh. Về vận tải đường bộ năm 2016 có 563 phương tiện vận tải, trong đó có 462 ơ tơ vận tải hàng hố, 65 ô tô vận tải hành khách, 31 phương tiện vận tải cơ giới khác. Phương tiện vận tải đường thủy: có 05 phương tiện vận tải, trong đó có 01 tàu vận tải đường biển, 03 thuyền máy vận tải hàng hoá, 01 thuyền máy vận tải hành khách. Với số lượng phương tiện vận tải đó ngành vận tải đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đi lại của dân sinh.

2.1.2.3. Tình hình sả n xuấ t trên đị a bàn

Tình hình sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quảng Trạch được thể hiện qua số liệu ởbảng 2.2

Sản xuất trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) thời kỳ 2014 - 2016 có tốc độ phát triển ngày càng tăng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2014 - 2016 đạt 9,85%, trong đó: Nơng - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,92%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,10%, dịch vụ tăng 15,15%. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tiến bộ, nhưng vẫn cịn chậm. Cơ cấu nơng, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2014 tương ứng là 29% - 45% - 26%; năm 2016 tương ứng là 26,2% - 45,0% - 28,8%.

Bảng 2.2: Tốc độ phát triển tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quảng Trạch thời kỳ 2014 - 2016(Theo giá so sánh 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ phát triển (%) 2015/2014 2016/2015 Bình quân thời kỳ 2014-2016 Tổng số 3.352.338 3.711.269 4.045.014 110,71 108,99 109,85 1 Nông-lâm-thuỷ sản 916.098 979.704 989.340 106,94 100,98 103,92 2 Công nghiệp-XD 1.535.531 1.695.814 1.861.374 110,44 109,76 110,10 3 Dịch vụ 900.709 1.035.751 1.194.300 114,99 115,31 115,15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)