Tốc độ gia tăng dân số và quy mơ, trình độ giáo dục, đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 35)

1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP Ở LAO

1.3.4. Tốc độ gia tăng dân số và quy mơ, trình độ giáo dục, đào tạo

Số lượng, tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao động và vấn đề tạo việc làm của mỗi quốc gia. Dân số, lao động và việc làm là những vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Xem xét mức độ biến động dân số những năm gần đây ở nước ta, cho thấy: tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn tăng 1,07% năm; hàng năm có khoảng 1,5 triệu thanh niên tham gia vào lực lượng lao động xã hội. Năm 2016, cả nước có hơn 92 triệu người(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2016). Đây là một sức

ép lớn đối với vấn đề tạo việc làm ở nước ta hiện nay.

Dân số tăng nhanh dẫn tới việc phân bố dân cư không hợp lý, không gắn kết được lao động với các nguồn lực khác (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn…) khiến cho tạo việc làm mới càng khó khăn, mức thất nghiệp càng cao.

Dân số gia tăng sẽ buộc ngân sách nhà nước nói chung, xã hội nói riêng phải giảm chi cho đầu tư phát triển, tăng chi cho tiêu dùng. Do đời sống của người lao động gặp khó khăn, nhu cầu về việc làm lớn, cơ hội có việc làm ở khu vực nơng thơn

ít, nhất là những lúc nơng nhàn dẫn đến tình trạng di dân tự do từ nơng thơn đổ ra đơ thị để tìm việc làm kiếm sống. Nguồn lao động này phổ biến là có sức khỏe, có kiến thức, có tay nghề, là lực lượng nịng cốt ở nơng thơn; hậu quả làm cho khu vực nông thôn mất đi nguồn lực quan trọng, cần thiết phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Ngược lại, nguồn lao động di cư tự do này gây ra sức ép khó khăn cho các đơ thị vì nguồn lao động này khó có thể cạnh tranh và có được việc làm ở những ngành kinh tế hiện đại mà chủ yếu làm những cơng việc dịch vụ; từ đó gây nên khó khăn trong cơng tác quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu, làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội ở đô thị.

Giảm tốc độ gia tăng dân số sẽ tạo được những thuận lợi rất cơ bản và có những tác dụng sau đây với thị trường sức lao động:

- Giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sử dụng, đặc biệt đối với dịch vụ y tế, sức khỏe và giáo dục cũng như các chi phí giáo dục có liên quan khác;

- Giảm tỷ lệ người ăn theo, thơng qua đó tăng thu nhập bình quân đầu người;

- Tăng tỷ lệ tiết kiệm của dân cư. Theo quy luật co giãn của thu nhập so với tiết kiệm, khi thu nhập tăng lên thì mức độ tiết kiệm của dân cư tăng lên, tức là tăng khả năng đầu tư mở rộng cầu lao động, từ đó tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.

Công cuộc đổi mới đất nước những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, điểm quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế cao đã tạo ra sự tăng lên không ngừng của nhu cầu sử dụng lao động. Hàng năm, số lao động có việc làm đều tăng: Từ năm 2005 đến 2016, số người có việc làm tăng từ 42,8 triệu lên 53,3 triệu người, tức là tăng 24,6%, bình quân hàng năm tăng khoảng 0,9% (Niên giám thống kê năm 2016).

Mặc dù đạt được những thành tựu trên, song do sức ép về dân số, vấn đề lao động và việc làm vẫn là vấn đề hết sức bức xúc vì do tốc độ gia tăng dân số trước đây quá nhanh nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng tăng, tốc độ giải quyết việc làm không thể nào tăng kịp với tốc độ tăng rất nhanh của nguồn lao

động. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 đạt 50,4 triệu, chiếm 57,9% tổng dân số, đến năm 2016 đạt 54,4 triệu, chiếm 58,7% tổng dân số. Đây là bài tốn khó nhưng bắt buộc chúng ta phải giải quyết có hiệu quả để đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh và bền vững; vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường duy nhất đúng đắn mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Tốc độ gia tăng dân số cũng tác động lên việc làm và thu nhập một cách rõ rệt. Khi tỷ lệ tăng dân số cao, một mặt địi hỏi tăng thêm thu nhập để ni dạy số trẻ em được sinh ra, mặt khác cha mẹ chúng phải đầu tư thời gian để trơng nom, chăm sóc, giảm khả năng tìm việc làm để tăng thu nhập dẫn đến những mâu thuẫn giữa yêu cầu về thu nhập và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Mặt khác, chỉ sau một số năm các công dân này đã đến tuổi lao động, bổ sung thêm vào nguồn nhân lực, làm cho nguồn nhân lực thêm dồi dào, phong phú và tất yếu kèm theo đó là yêu cầu cao hơn, sức ép lớn hơn cho vấn đề tạo việc làm. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta, trong nhiều năm qua đã chủ trương kế hoạch hố gia đình để kiềm chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Tỷ lệ tăng dân số ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng đói nghèo, lạc hậu thường cao hơn hơn các vùng thành thị và vùng nơng thơn phát triển. Do đó việc làm và thu nhập ở nơng thôn thường bị tác động tiêu cực hơn của tỷ lệ tăng dân số lớn này.

Quy mơ và trình độ giáo dục đào tạo là một nhân tố tác động mạnh mẽ lên việc làm và thu nhập ở lao động nơng thơn. Về lý thuyết thì việc giáo dục, đào tạo càng quy mơ, trình độ càng cao sẽ giúp cho người lao động càng có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên trong thực tế, việc quy mơ và trình độ giáo dục, đào tạo muốn có tác động tốt phải phù hợp với nhu cầu thực tế. Trong những năm gần đây giáo dục đại học phát triển với một quy mô lớn chưa từng thấy, số sinh viên tốt nghiệp đại học đang cần một số lượng việc làm tương ứng. Tuy nhiên vấn đề việc làm cho sinh viên hiện nay đang là một vấn đề khó khăn. Quy mơ giáo dục, đào tạo đại học lớn hơn so với nhu cầu thực tế; mặt khác, việc giáo dục của các trường thường không gắn liền với nhu cầu việc làm thực tế của xã hội. Nhiều ngành nghề đang rất cần lao động nhưng khơng được đào tạo, trong khi có q nhiều ngành đang tồn đọng rất nhiều sinh

viên tốt nghiệp mà vẫn tiếp tục được chiêu sinh. Hiện trạng sinh viên phải đi làm trái nghề và thậm trí khơng cần đến kiến thức ngành nghề được đào tạo đang là hiện tượng phổ biến. Trong khi đó ta lại đang thiếu trầm trọng những cơng nhân, nhân viên có tay nghề cao, đặc biệt là khi tiến trình CNH, HĐH đang được đẩy mạnh, nhưng việc đào tạo những công nhân này lại chưa được chú trọng.

Tiến trình CNH, HĐH địi hỏi phải có một nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, kỹ năng và kỷ luật cao trong khi đó những lao động dư thừa từ các doanh nghiệp quốc doanh trong quá trình cải tổ và những thanh niên nông thôn đến tuổi làm việc phần lớn lại chưa qua đào tạo ngành nghề phù hợp, do đó họ khơng thể đón nhận được những cơ hội mở ra ngay tại quê hương họ khi các nhà máy, xí nghiệp cơng nghiệp được xây dựng để khai thác chính các khoáng sản và tiềm năng nguyên vật liệu của địa phương. Vì thế khơng thể khơng mở rộng quy mơ giáo dục và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cần phải có những loại hình đào tạo phù hợp và thiết thực thì mới có thể đáp ứng kịp thời được yêu cầu mới hiện nay về chất lượng lao động.

Bên cạnh các xí nghiệp, nhà máy cơng nghiệp thì việc phát triển các loại hình sản xuất mới ở nông thôn như các doanh nghiệp tiểu, thủ cơng nghiệp sản xuất hàng hố xuất khẩu và phục vụ thị trường trong nước, các trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mơ lớn bên cạnh việc cần phải có hiểu biết những kiến thức mới về khoa học, kỹ thuật chuyên ngành như giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc… người lao động nơng thơn cịn phải được đào tạo các kỹ năng quản lý kinh doanh, kỹ năng tiếp thị sản phẩm và phân phối sản phẩm, hiểu biết về luật pháp và tài chính… Do đó hơn bao giờ hết, giáo dục đào tạo ở mọi loại hình đều có vai trị hết sức quan trọng và tác động trực tiếp lên chất lượng của lực lượng lao động và qua đó gián tiếp tác động lên việc làm và thu nhập ở nơng thơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)