Những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho lao động huyện Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 80)

1.2 .ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

2.3.4. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho lao động huyện Quảng

trong năm cũng tăng theo, tổng thu nhập cũng tăng. Tuy vậy, số ngày công của lao động trong năm của huyện vẫn cịn thấp, tỷ lệ thời gian khơng có việc làm cịn cao, gây lãng phí sức lao động cho xã hội, về phía lao động thì lại khơng có thu nhập. Vì vậy cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, người lao động và các trung tâm giới thiệu việc làm để giải quyết vấn đề này đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tiếp theo.

2.3.4. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho lao động huyệnQuảng Trạch Quảng Trạch

2.3.4.1. Cơ cấ u kinh tế theo ngành chuyể n đổ i còn chậ m

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch cịn chậm. Ngành nơng, lâm, thủy sản có xu hướng giảm qua các năm nhưng giảm rất chậm, từ năm 2014 đến năm 2016 tỉ lệ giảm chỉ đạt 2,8%. Tương tự, ngành nghề dịch vụ có xu hướng phát triển, tuy nhiên, dịch vụ ở Quảng Trạch chỉ tập trung vào ngành thương mại, ăn uống giải

khát nên tỉ lệ tăng qua các năm cũng chưa cao (cụ thể: Năm 2014: 26%; Năm 2015: 27,4%; Năm 2016: 28,8%, tăng 2,8%). Ngành Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành của huyện, tuy nhiên qua các năm chưa thấy sự chuyển dịch tích cực.

Sự mất cân đối giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch thể hiện khá rõ nét. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài để tạo việc làm cho người lao động. Đó là q trình chuyển dịch theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo vùng kinh tế, trong đó chuyển dịch theo ngành kinh tế là trọng tâm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn là một vấn đề có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là q trình phân cơng lao động xã hội, phân bố lại dân cư giữa các ngành, các vùng. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp; trước hết, là trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; giảm lao động trồng cây lương thực chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao; giảm lao động trong trồng trọt và tăng lao động trong chăn ni. Cùng với q trình đó sẽ tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ, số lao động từ ngành nông nghiệp dôi ra là nguồn phục vụ cho ngành công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.16 Cơ cấu GO của huyện

Ngành 2014 2015 2016

Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%)

Tổng giá trị sản xuất 100 100 100

Nông, Lâm, Thủy sản 29 28,1 26,2

Công nghiệp và Xây dựng 45 44,5 45

2.3.4.2. Về việ c khai thác và sử dụ ng đấ t nông nghiệ p

Theo số liệu(bảng 2.1)đến năm 2016 huyện Quảng Trạch còn 1.880 ha đất chưa sử dụng có thể cải tạo để trồng lạc, trồng rau sạch, cây thực phẩm cao cấp và chăn nuôi đại gia súc tập trung ở các xã Quảng Lưu, Quảng Phương, Quảng Kim, Quảng Xuân... Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, khơng thể thay thế được, nó trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất nơng nghiệp với tư cách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai có giới hạn về diện tích nhưng khả năng sản xuất thì vơ hạn nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lí. Vì vậy, vấn đề là làm sao tận dụng được đất đai, không ngừng nâng cao năng suất, năng suất cây trồng.

Trong những năm tới, huyện nên có những chính sách ưu đãi, có những đề án, giải pháp thiết thực để nhân rộng, khuyến khích nhân dân huyện nhà tập trung phát triển nhiều mơ hình kinh tế trang trại, đồng thời sử dụng tối đa vốn đất sẵn có, đất dư thừa chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Đây chính là tiềm năng to lớn để tạo thêm nhiều việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động ở nông thôn nhưng cũng cần phải có chính sách phù hợp.

2.3.4.3. Tiề m năng đánh bắ t và nuôi trồ ng thuỷ sả n

Số liệu thống kê của bảng 2.17 cho thấy, từ năm 2014 đến 2016 sản lượng khai thác tăng 2,7%, sản lượng ni trồng tăng 5,6%. Trong đó, đáng chú ý là sản lượng cá tăng 198,4 tấn tương đương 52,8%, cịn sản lượng tơm giảm 156,6 tấn, tương đương 37,3%. Tuy nhiên, trong q trình phát triển, ngành thủy sản vẫn cịn bộc lộ một số tồn tại:

- Sản lượng thuỷ sản đầm phá bị giảm sút rõ rệt do tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước, khai thác bừa bãi, quá mức và vấn đề vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cịn khá phổ biến.

Bảng 2.17 Tình hình khai thác và ni trồng thủy sản

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2016 So sánh 16/14

SL % SL % +/- % SL khai thác (tấn) 9.580 92,2 9.843 92 263 102,7 SL nuôi trồng (tấn) 806,4 7,8 851,3 8,0 45 105,6 Tôm 419,8 52,1 263,2 30,9 (157) 62,7 Cá 375,6 46,6 574 67,4 198 152,8 Tổng cộng 10.386 100 10.694 100 308 103,0

(Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Quảng Trạch )

Trong nuôi trồng thuỷ sản do cơng tác khuyến ngư, kiểm dịch, phịng dịch, sản xuất và quản lý giống thuỷ sản, sản xuất thức ăn tổng hợp và dịch vụ kỹ thuật ni trồng thuỷ sản... vẫn cịn bất cập, chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ sản xuất.

Bên cạnh đó, khát vọng vươn xa bám biển luôn được thể hiện trong lòng người dân của huyện, các tàu cá có cơng suất lớn xuất hiện ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu đánh bắt xa bờ ngày càng lớn của bà con nhân dân, tiêu biểu như xã Quảng Liên hiện có 11 tàu cá, tổng cơng suất 1.331 CV; Quảng Trường 23 tàu cá, công suất 2.687 CV; Quảng Phương 5 tàu, công suất 2.100 CV; Quảng Thanh 6 tàu, cơng suất 3.600 CV. Bình qn mỗi tàu cá nói trên đều có từ 7 đến 8 lao động...

Như vậy, tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ở Quảng Trạch còn rất lớn. Nếu chú trọng vấn đề hướng dẫn kỹ thuật, bảo vệ mơi trường và hỗ trợ vốn thì đây là nơi thu hút nhiều lao động, tạo nhiều việc làm cho lao động ở khu vực ven biển và sông hồ.

2.3.4.4. Sự phát triể n củ a các ngành nghề

Sức cạnh tranh của sản phẩm là một nhân tố quan trọng để phát triển nền kinh tế hàng hố, mở rộng quy mơ sản xuất và tạo mở thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay ở Quảng Trạch một số ngành nghề truyền thống như đan lát mây tre đan Quảng Tiến, Phù Hóa; nón lá Quảng Lưu, Quảng Xuân; bún bánh Quảng Thanh, làm nước mắm ở Cảnh Dương... đã thu hút được một bộ

phận lớn lao động tham gia. Nhưng công cụ lao động sản xuất còn thủ cơng, lạc hậu, hàng hố bán ra thị trường chủ yếu ở dạng thô, chưa qua tinh chế. Vì vậy chưa mang lại thu nhập cao cho lao động nơng thơn.

Trong q trình phát triển, ngành nghề truyền thống của Quảng Trạch còn bộc lộ một số tồn tại chủ yếu:

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng thu hẹp, sức cạnh tranh thấp, mẫu mã sản phẩm không được cải thiện và chất lượng không ổn định. Một số sản phẩm đan lát, nón lá bị mai một do các sản phẩm mới như đồ Inox, nhựa cạnh tranh quyết liệt và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi. Mặt khác cơ sở ngành nghề hiện nay có quy mơ rất nhỏ (hộ gia đình), cơng nghệ lạc hậu nên năng suất thấp và sản lượng hàng hóa khơng cao. Các làng nghề chưa có những người hoặc đơn vị kinh doanh lớn đi tìm kiếm thị trường và đứng ra cung cấp nguyên liệu và thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình.

- Một số ngành nghề ở nơng thơn như đan lát, chằm nón, làm chổi đót được xem như nghề phụ hoặc tranh thủ thời gian khi nông nhàn, người lao động ở nhiều độ tuổi khác nhau đều có thể tham gia sản xuất nên việc đào tạo nghề bị xem nhẹ. Một số nghề đòi hỏi người lao động phải có chun mơn kỹ thuật như mộc mỹ nghệ, sửa chữa cơ khí điện, điện tử, gị hàn, gia cơng kim loại, dịch vụ vận tải... thì người lao động học nghề theo kiểu tự phát, thông qua các cơ sở sản xuất tư nhân, khơng có nội dung đào tạo thống nhất nên chất lượng lao động khơng cao, khó duy trì nghề nghiệp.

2.3.4.5. Về các chư ơ ng trình tạ o việ c làm củ a huyệ n

Công tác đào tạo nghề cho lao động trong những năm qua đã được tỉnh và huyện quan tâm.

Để hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, trung tâm khuyến ngư huyện đã mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 23 hội viên là nông ngư dân nghèo của xã Phù Hóa. Triển khai mơ hình trồng rau sạch bằng một số chế phẩm sinh học tại 02 xã: Quảng Lưu và Quảng Xuân cho 45 hội viên.

1956/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Trường Trung cấp nghề Bắc miền Trung đã tổ chức được 9 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo với tổng số 250 người tham gia. Trong đó, đào tạo nghề phi nơng nghiệp 3 lớp, cho 100 người; đào tạo nghề nông nghiệp 6 lớp với 150 người.

Nhờ có trường trung cấp nghề mà đã giúp cho một số thanh niên được đào tạo các ngành nghề, do đó họ dễ tìm kiếm việc làm, tránh xa các tệ nạn xã hội.

2.3.4.6. Sự phát triể n các doanh nghiệ p trên đị a bàn

Sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần giải quyết hàng nghìn lao động và nâng cao thu nhập. Trên địa bàn huyện hiện nay có 142 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động thu hút 2071 lao động, các doanh nghiệp này khơng những góp phần vào nguồn ngân sách huyện mà còn thu hút số lượng lớn lao động.

Nhờ sự phát triển các doanh nghiệp đã thu hút nhiều lao động giải quyết việc làm, vấn đề mà xã hội gặp nhiều búc bối và đồng thời sự phát triển các doanh nghiệp làm cho đời sống người lao động ngày càng được nâng cao.

2.3.4.7. Xuấ t khẩ u lao độ ng

Khơng có hoạt động xuất khẩu lao động thì bộ phận lao động dư thừa khơng thể tìm việc làm trong nước hay nếu có thì mức lương lại quá thấp. Khi tham gia xuất khẩu lao động, những người lao động tìm được việc làm cho mình với thu nhập cao hơn. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động khơng chỉ góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế mà còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thơng qua trình độ chun mơn kỹ thuật, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, tư duy kinh tế cho người lao động.

Quảng Trạch với nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động nên sau 10 năm từ năm 2006 đến năm 2016 nay đã đưa được 1032 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi chủ yếu là ở Đài Loan, Malaisia, Hàn Quốc.

Thời gian qua công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Quảng Trạch tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng cịn nhiều hạn chế cần phải khắc phục đó là:

- Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào đủ mạnh để trực tiếp xuất khẩu lao động với thị trường nước ngoài mà chủ yếu dựa vào các Trung tâm xúc tiến việc làm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm xúc tiến việc làm của các đoàn thể.... các trung tâm này chỉ làm chức năng mơi giới.

- Chưa hình thành được trung tâm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chun môn, kỹ thuật, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong tổ chức triển khai chính sách xuất khẩu lao động chưa tốt.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP LAO ĐỘNG HUYỆN QUẢNG TRẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)