1.2.1. Khái niệm đội ngũ GVCNL ở trường tiểu học 1.2.1.1. Khái niệm quản lí giáo dục 1.2.1.1. Khái niệm quản lí giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ lồi người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá nhân loại được kế thừa, bổ sung và vì thế xã hội lồi người khơng ngừng tiến lên.
Nhà nước quản lí mọi hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục. Nhà nước quản lí giáo dục thơng qua tập hợp các tác động hợp quy luật được thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lí, nhằm tác động đến các phân hệ quản lí để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ.
quan niệm khác nhau về quản lí giáo dục.
Theo M.I.Kơnđacơp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích của chủ quản lí ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.
Từ những quan niệm trên chúng ta có thể khái quát rằng: quản lí giáo
dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
1.2.1.2. Đội ngũ
Đội ngũ là tổ chức chặt chẽ gồm một số người nhất định cùng làm một nhiệm vụ (Phạm Minh Giản, 2013). Đội ngũ này có một trình độ chun mơn
nhất định trong một tổ chức, nhà trường.
“Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp tập hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức)” theo tác giả Nguyễn Phúc Châu. Các quan niệm tuy có khác nhau, nhưng cùng chung quan điểm là: Đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay không cùng nghề nghiệp, nhưng cùng chung một mục đích nhất định. Khi xem xét về đội ngũ chúng ta cần xem xét đến ba yếu tố: số lượng, cơ cấu và chất lượng.
Chúng tơi đồng tình với khái niệm của tác giả Nguyễn Phúc Châu để thực hiện đề tài nghiên cứu: Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng
chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp tập hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức).
1.2.1.3. Giáo viên chủ nhiệm
Thuật ngữ “giáo viên chủ nhiệm” rất phổ biến trong các trường học và rất gần gũi với người học, đặc biệt là ở cấp học phổ thông. Tuy nhiên trong các tài liệu, sách vở, từ điển người ta hiếm khi đề cập đến khái niệm giáo viên chủ nhiệm mà chỉ thừa nhận nó như một khẩu ngữ.
Trong trường học, lớp học là đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh. Nhằm quản lí lớp học chặt chẽ, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy bộ môn để làm chủ nhiệm lớp. GVCNL là những người được Hiệu trưởng lựa chọn từ giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh và được Hội đồng nhà trường nhất trí phân cơng chủ nhiệm các lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh.
Theo Hà Nhật Thăng: “GVCN là nhà giáo được giao trách nhiệm tổ
chức, quản lí, giáo dục một lớp học sinh ngoài những giờ lên lớp của các GVBM trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” ( Hà Nhật Thăng, 2004).
Theo Phạm Viết Vượng: “GVCN lớp là nhân vật chủ chốt, là linh hồn
của lớp, người tập hợp dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan trị giỏi, bạn tốt, cơng dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh” (Phạm Viết Vượng, 2000).
Như vậy, GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người sẽ chịu trách nhiệm quản lí và giáo dục học sinh, là người điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp cũng như tổ chức các mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xã hội. Nói cách khác, GVCN ở trường phổ thơng là người thay mặt Hiệu trưởng quản lí tồn diện để đảm bảo chất lượng giáo dục một lớp học.
1.2.1.4. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
Theo từ điển Tiếng Việt: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành một lực lượng” (Từ điển
tiếng Việt, 1994). Theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ,“đó là một tổ
chức gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng để chiến đấu hay bảo vệ”. Như vậy, có thể thống nhất “Đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, và đều cùng một mục đích nhất định”.
Bằng cách tiếp cận thư thế, ta có thể hiểu đội ngũ GVCNL là tập hợp các giáo viên làm chủ nhiệm lớp dưới sự phân công của Hiệu trưởng, được tổ chức thành một lực lượng hoạt động theo nội quy, quy định cụ thể, có kế hoạch, cùng chung một nhiệm vụ làm cho cơng tác giáo dục, quản lí học sinh của GVCN, của nhà trường có hiệu quả, chất lượng hơn.
1.2.2. Khái niệm quản lí đội ngũ GVCNL
quản lí đội ngũ GVCNL là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của cán bộ quản lí đến tất cả các GV được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. (Phạm Minh Giản, 2013).
Trong nhà trường phổ thông, Hiệu trưởng là người đại diện chức trách hành chính, là người quản lí và lãnh đạo cộng đồng giáo dục, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chun mơn, chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân, tổ chức và quản lí mọi hoạt động của nhà trường theo đường lối giáo dục của Đảng (Phạm Minh Giản, 2013).
Với tư cách là nhà quản lí, người Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lí mọi hoạt động của nhà trường, quản lí mọi tổ chức trong nhà trường. Hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ có kết quả cao khi Hiệu trưởng biết huy động sự tham gia đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp của các bộ phận trong trường trong đó có đội ngũ GVCNL. Sự phát triển của nhà trường, chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện của nhà trường phải kể đến sự đóng góp đáng kể của đội ngũ GVCNL.
Đội ngũ GVCNL là lực lượng nịng cốt trong cơng tác giáo dục, là đội ngũ trợ lý quan trọng, trực tiếp quản lí tồn diện các lớp học sinh; báo cáo cho
Hiệu trưởng những thông tin cần thiết về học sinh, về tập thể lớp, về các hoạt động giáo dục theo định kỳ và đột xuất. Chính họ biết khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông.
1.3. Lý luận về công tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường tiểu học