.Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 96 - 100)

Qua điều tra thực trạng, tổng kết ưu điểm cũng như những hạn chế trong thực trạng quản lí đội ngũ GVCNL ở các các trường TH huyện Tam bình, tỉnh Vĩnh Long, chúng tơi đã phân tích và tìm hiểu ngun nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng nêu trên. Kết quả được trình bày trong bảng 2.17.

Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong thực trạng quản lí đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

STT Nội dung CBQL Giáo viên

X ĐLC TB X ĐLC TB

1 Quy định cụ thể về sự phối hợp

giữa các lực lượng giáo dục. 4.37 0.73 3 4.45 0.67 3 2 Năng lực của một bộ phận CBQL.

trong giai đoạn hiện nay 4,54 0.70 5 4,60 0.66 5 3 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp. 4.60 0.69 6 4.64 0.65 6 4 Nhận thức tầm quan trọng của đội

ngũ GVCNL. 4.34 0.63 2 4.41 0.65 2

5 Chế độ chính sách 4.34 0.72 1 4.34 0.64 1

6 Kiểm tra, đánh giá GVCNL. 4.51 0.61 4 4,58 0.69 4

Từ kết quả ở bảng 2.17 chúng tôi nhận thấy:

Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng nhiều nhất dẫn đến những hạn chế nêu trên ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là do “Chế độ dành cho đội ngũ GVCNL chưa thỏa đáng” với ĐTB (4.34) ảnh hưởng rất nhiều. Thực tế hiện nay, chế độ tiền lương, phụ cấp, giải quyết thù lao, khen thưởng cho GVCNL cịn mang nặng tính bình qn, bao cấp. Việc trả lương theo thâm niên và biên chế khơng thực sự kích thích GVCNL phát huy hết khả năng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chế độ chính sách đối với GV làm cơng tác chủ nhiệm chưa tương xứng với vai trị và nhiệm vụ được giao, GVCNL giỏi chưa được quan tâm đúng mức, chưa có danh hiệu thi đua cho GVCNL giỏi và chưa được vinh danh khen thưởng xứng đáng.

Nguyên nhân xếp thứ hai theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát là “Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL” với ĐTB (4,34 – 4,41). Theo điều tra thực trạng được trình bày ở trên và ý kiến từ các CBQL và GV ở các trường TH huyện Tam bình, tỉnh Vĩnh Long thì một bộ phận giáo viên cịn thờ ơ, khơng u thích, khơng thiết tha, thậm chí e sợ với cơng tác chủ nhiệm vì khi làm cơng tác chủ nhiệm thì được ít mà

mất nhiều, nếu làm khơng tốt sẽ ảnh hưởng đến thành tích cuối nắm cịn nếu làm tốt thì cũng khơng được gì. Từ nhận thức chưa tồn diện và đúng đắn đó đã tạo ra một bài tốn khó cho cơng tác quản lí đội ngũ GVCNL từ việc xác định mục tiêu, định hướng tổ chức và điều hành hoạt động của đội ngũ GVCNL ở các trường.

Nguyên nhân xếp hạng thứ ba là nguyên nhân do “Chưa có những quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường” điểm trung bình (4,37 – 4,45)dẫn đến CBQL chưa bao quát được tiến trình thực hiện cũng như kết quả của việc thực hiện phối hợp giữa GVCNL và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Ngoài ba nguyên nhân trên các nguyên nhân được khác được nêu lên cũng có ảnh hưởng song mức độ ảnh hưởng khơng nhiều và không đáng kể, tuy nhiên nó vẫn có ảnh hưởng và có những tác động tiêu cực đến quản lí đội ngũ GVCNL, vì thế cần phải tìm đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của nó.

Với những nguyên nhân trên, quản lí đội ngũ GVCNL còn nhiều bất cập và hạn chế do đó cần có các biện pháp quản lí nhằm khắc phục và phát huy tối đa các ưu điểm, tiềm năng của nhà trường.

Kết luận chương 2

Đội ngũ GVCNL trong những năm gần đây đã có những thành tựu nhất định về phát triển quy mơ số lượng lẫn chất lượng, trong đó có phát triển đội ngũ đội ngũ GVCNL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Thực hiện công tác phát triển đội ngũ GVCNL các trường TH về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên mơn, năng lực quản lí, cơng tác quy hoạch, lập kế hoạch hóa, sử dụng, bố trí, kiểm tra đánh giá đội ngũ GVCNL, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GVCNL học tập nâng cao trình độ và tham gia tự bồi dưỡng.

Từ thực trạng đội ngũ GVCNL cho thấy tuy chất lượng chưa đồng đều và chưa có bề sâu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nhưng cơ bản đội ngũ GVCNL của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã có phẩm chất, năng lực đáp ứng với yêu cầu công tác. Đặc biệt, đối với cơng tác quản lí đội ngũ GVCNL tuy được chú trọng nhưng vẫn còn tư tưởng trọng dạy chữ hơn dạy người, chú trọng chuyên môn, xem nhẹ cơng tác giáo dục nên vai trị của người GVCNL cịn mờ nhạt trong nhà trường. Vì vậy, thực trạng bồi dưỡng các kỹ năng cho đội ngũ GVCNL chưa được các Hiệu trưởng quan tâm tổ chức thường xuyên, liên tục.

Mặt khác, thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lí của Hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN tương đối đầy đủ nhưng chưa đồng bộ.

Việc phân tích thực trạng quản lí đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất một số biện pháp quản lí đội ngũ này một cách hợp lý và khoa học hơn, nhằm khắc phục những hạn chế và tồn tại nêu trên đồng thời phát huy những ưu điểm của đội ngũ này, giúp cho việc quản lí đội ngũ GVCNL thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH

LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 96 - 100)