2.2.4 .Phương pháp xử lí số liệu
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng
Để tìm hiểu thực trạng quản lí đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tại 9 trường TH trên địa bàn Huyện. Tổng số khách thể được khảo sát là 135 người. Trong đó, số lượng CBQL (gồm Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn) là 35 người, số lượng GV là 100 người.
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được trình bày theo các nội dung sau:
- Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
- Thực trạng đội ngũ GVCNL các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
- Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
- Thực trạng quản lí đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
- Thực trạng nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lí đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
2.3.1. Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL
Hiện nay, công tác chủ nhiệm ở bậc TH không đơn thuần là công việc kiêm nhiệm giản đơn như những công việc kiêm nhiệm khác. Cùng với sự biến động của xã hội và yêu cầu ngày càng cao của GD&ĐT trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục tồn diện thì cơng tác chủ nhiệm đã trở thành một hoạt động
sư phạm độc lập và có ý nghĩa sống cịn đối với việc phát triển đúng hướng nhân cách toàn diện của lứa tuổi thiếu niên. Vì vậy nhận thức đúng đắn về cơng tác chủ nhiệm lớp và cơng tác quản lí đội ngũ GVCNL của CBQL, của đội ngũ giáo viên vô cùng quan trọng. Bởi lẽ có nhận thức đúng mới biết mình phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kết quả điều tra nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của đội ngũ GVCNL được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ quan trọng của đội ngũ GVCNL
STT Nội dung
CBQL Giáo viên
X ĐLC TB X ĐLC TB
1
Đội ngũ GVCNL có vai trị như thế nào đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường?
4.11 0.58 3 4.11 0.54 3
2
Đội ngũ GVCNL có vai trị như thế nào đối với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh?
4.00 0.54 2 3.92 0.59 2
3
Đội ngũ GVCNL có vai trò như thế nào đối với việc rèn luyện đạo đức của học sinh?
3.13 0.45 1 3.24 0.47 1
(Chú thích: X : Điểm trung bình; TB: Thứ bậc; ĐLC: Độ lệch chuẩn)
Qua kết quả ở bảng 2.5, chúng tôi thấy:
Ý kiến đánh giá của người được hỏi về mức độ quan trọng của đội ngũ GVCNL chưa đạt cao, có 135 người GBQL và GVCN được hỏi cho rằng đội ngũ GVCNL có tầm quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường với điểm trung bình là 4.11 đạt mức quan trọng.
Đánh giá về tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh đối tượng CBQL và GVCN được hỏi đều xác định ở mức quan trọng với điểm trung bình đạt 3.92 đến 4.00.-
Đánh giá về tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL với việc rèn luyện đạo đức cho học sinh cũng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau trong đó đa số
ý kiến đánh giá bình thường với 135 ý kiến, đánh giá đạt điểm trung bình (3.13– 3.26).
Như vậy có thể nói CBQL, GV các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chưa có nhận thức đồng đều về mức độ quan trọng của hoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ GVCNL, vẫn còn hạn chế về nhận thức việc rèn đạo đức của học sinh. Khi đặt câu hỏi về thực tế về giáo dục đạo đức của học sinh hiện nay, cơ N.T.Đ có ý kiến “Việc giáo dục đạo đức học sinh hiện nay
tại trường gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn cha mẹ các em thương con chưa đúng mức, bênh vực con quá đáng, đôi lúc đến trực tiếp lớp dùng lời lẽ q khích với thầy cơ chủ nhiệm dù chưa tìm hiểu kỹ nội dung cụ thể hoặc chỉ nghe một chiều của con em là bắt đầu sinh chuyện. Từ những nguyên nhân đó mà giáo viên hiện nay ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh, làm ảnh hưởng đến GD toàn diện đặc biệt là cấp học tiểu học”. Do đó, chúng tơi
thiết nghĩ rằng cần tiếp tục quán triệt để đội ngũ CBQL, GV nhận thức sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của đội ngũ GVCNL trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS, từ đó làm động lực thúc đẩy quản lí hoạt động này tại các trường trong huyện.
Biểu đồ 2.3: Nhận thức về mức độ quan trọng của đội ngũ GVCNL
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 1 2 3 CBQL Giáo viên
2.3.2.Đội ngũ GVCNL trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
2.3.2.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ GVCNL
Thực trạng về số lượng, cơ cấu đội ngũ GVCNL ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long sẽ được thể hiện qua bảng 2.6.
Bảng 2.6 . Số lượng, cơ cấu đội ngũ GVCN lớp năm học 2018 – 2019
Trường TH
Học sinh
Giáo viên chủ nhiệm Giới tính Độ tuổi (t) Tổng số Số lớp Nam Nữ Dưới 31t 31-40t 41-50t Trên 50t 1. trường tiểu học Lưu Văn Liệt 1143 33 10 23 7 25 1 0 2. trường tiểu học Tường Lộc A 729 24 10 14 5 9 9 1 3. trường tiểu học Tường Lộc B 455 19 5 14 4 12 3 0 4. trường tiểu học Mỹ Thạnh Trung A 836 21 6 15 5 11 5 0 5. trường tiểu học Mỹ Thạnh Trung B 207 10 4 6 0 2 3 5 6. trường tiểu học Hoà Lộc A 909 22 10 12 9 7 4 2
7. trường tiểu học Hoà Lộc B 320 12 5 7 3 6 3 0
8. trường tiểu học Hoà Hiệp 428 19 9 10 2 9 8 0
9. trường tiểu học Hoà Thạnh 374 15 3 12 3 9 2 1
Tổng 5401 175 62 113 38 90 38 9
Tỉ lệ 35.4 64.6 21.7 51.5 21.7 5.1
Tác giả tiến hành khảo sát 9 Trường TH trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long với tổng số lớp học là 175 lớp với 5401 em. Có thể nói, hệ thống mạng lưới trường lớp bậc TH ở huyện đã được xây dựng và bố trí đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân.
Tính đến tháng năm học 2018 – 2019, đội ngũ GVCNL thuộc 9 trường TH được khảo sát gồm 175 người, trong đó nữ có 113 người, chiếm tỷ lệ 69.7%, nam có 62 người chiếm tỉ lệ 30.3%.
Tổng số GVCNL dưới độ tuổi 31 là 38 người chiếm tỉ lệ 21.7%, tổng số GVCNL trong độ tuổi từ 31 – 40 tuổi là 90 người chiếm tỉ lệ 51.5%, tổng số GVCNL trong độ tuổi từ 41 – 50 tuổi là 38 người chiếm tỉ lệ 21.7% và cuối cùng là tổng số GVCNL trên độ tuổi 50 là 9 người chiếm tỉ lệ 5.1%.
Biểu đồ 2.4: Thống kê độ tuổi
Từ bảng 2.6 chúng tôi nhận thấy cơ cấu về giới tính trong đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình lệch về giới nữ nhiều hơn, chiếm tỉ lệ 64.6%, gần gấp đôi so với tỉ lệ giới nam (35.4%). Độ tuổi của đội ngũ GVCNL chủ yếu rơi vào khoảng 31 đến 40 tuổi chiếm tỉ lệ 51.5% so với những độ tuổi khác, đây cũng là độ tuổi chín muồi về mặt kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm, phù hợp với công tác chủ nhiệm lớp.
2.3.2.2. Thực trạng về phẩm chất đội ngũ GVCNL
Là một bộ phận của đội ngũ giáo viên, chuẩn chất lượng đội ngũ GVCNL hiện nay cũng xét ở các khía cạnh: chuẩn về phẩm chất đạo đức người thầy gồm phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo, chuẩn trình độ chun mơn sư phạm gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục. Những chuẩn trên là căn cứ để Hiệu trưởng chọn lựa phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
Để hiểu được thực trạng về phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống của đội ngũ GVCNL trường TH huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, chúng tơi đã tiến hành khảo sát bằng các phiếu hỏi. Đây cũng chính là những yêu cầu đối với người GVCNL về phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống, kiến thức, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, năng lực QL nhà nước, năng lực và phong cách lãnh đạo tập thể nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị
21,7% 50,5% 21,7% 6,1% Dưới 30 30 đến 40 41 đến 50 Trên 50
được giao.
Xin ý kiến của 35 CBQL và 100 giáo viên các trường TH huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Kết quả điều tra về phẩm chất đội ngũ GVCNL các trường bằng phiếu khảo sát dành cho CBQL, GV được trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá về phẩm chất đội ngũ GVCNL
STT Nội dung
CBQL Giáo viên
X ĐLC TB X ĐLC TB
1
Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, quy chế, quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường.
4.11 0.75 5 4.17 0.62 5
2
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tâm huyết, say mê với nghề nghiệp có trách nhiệm trong quản lí học sinh.
4.06 0.72 4 4.05 0.67 4
3
Sáng tạo, năng động trong cơng tác giáo dục; kiên trì, điềm đạm, tự tin, quyết đoán..
3.89 0.79 3 3.68 0.72 2
4
Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
3.35 0.73 1 3.28 0.53 1
5
Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
3.86 0.55 2 3.78 0.66 3
Bảng 2.7 là kết quả khảo sát đánh giá về phẩm chất của đội ngũ GVCNL ở 9 trường TH huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Xung quanh các tiêu chí tối thiểu cơ bản cần có ở người GVCN theo quy định đạo đức nhà giáo, nội dung khảo sát tập trung vào 2 phẩm chất cơ bản: phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng 2.7, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho thấy GVCN được đánh giá khá tốt có quan điểm chính trị đúng đắn, trung thành, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành pháp luật; Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tâm huyết, say mê với nghề nghiệp có trách nhiệm trong quản lí học sinh là phẩm chất được CBQL và GV đánh giá cao nhất, song vẫn còn một số ý kiến đánh giá ở mức trung bình như khả năng sáng tạo, năng động trong công tác giáo dục; học tập nâng cao trình độ nhất là ngoại ngữ tin học; hồn thành tốt nhiệm vụ được giao ý kiến này chiếm tỉ lệ trung bình xếp thứ bậc 1. Kết hợp đặt hỏi thêm ý kiến CBQL một số trường về việc học tập nâng cao trình độ, hồn thành nhiệm vụ được giao của GVCN tại trường hiện nay? Đa số ý kiến cho rằng “
Việc học tập nâng cao trình độ chun mơn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn bất cập cụ thể là trình độ tin học và ngoại ngữ, hình như đa số GV tham gia học tập xong nhưng khơng có điều kiện thực hành, điều kiện giao tiếp thơng thường chưa có, chủ yếu là nhận được giấy chứng nhận là chính, đây cũng là bất cập trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV hiện nay; việc thực hiện nhiệm vụ giao chỉ đạt ở mức độ hoàn thành, những hản chế cịn mắc phải chưa có tính sáng tạo, chưa sử dụng các giải pháp hữu hiệu phù hợp thực tế, công tác chủ nhiệm quan tâm chưa đúng mức, dạy học quân bình trong học sinh chưa phân hóa đối tượng, chất lượng HS chưa thuyết phục xã hội...”. Đây chính là
rào cản trong q trình đổi mới giáo dục mà CBQL các trường cần chú ý bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GVCN. ĐTB của các ý kiến đánh giá các tiêu chí về phẩm chất đạo đức nhà giáo cũng nằm trong khoảng trung bình khá từ 3.35 đến 4.11.
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ về phẩm chất đội ngũ GVCNL
Như vậy, nhìn tổng thể tồn bộ đội ngũ GVCNL huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được đánh giá là đều đáp ứng tương đối yêu cầu của chuẩn. Điều này đã phản ánh thực tế: đội ngũ GVCN có phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống tốt, có tâm huyết với cơng việc, có trách nhiệm, u thương học sinh. Tuy đời sống cịn gặp nhiều khó khăn song đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long vẫn phấn đấu để hồn thành tốt nhiệm vụ. 2.3.2.3. Thực trạng đánh giá về năng lực đội ngũ GVCNL
Căn cứ vào nhiệm vụ của người GVCNL, những yêu cầu đặt ra để thực hiện tốt công tác, chúng tôi xác định có 2 nhóm năng lực cần thiết ở người GVCNL là năng lực dạy học hay còn gọi là giảng dạy và năng lực giáo dục. Trên cơ sở đó chúng tơi xây dựng bảng hỏi điều tra gồm 10 tiêu chí để khảo sát ý kiến nhận xét, tự đánh giá của các đối tượng CBQL, GVCNL, thể hiện qua bảng 2.8.
+ Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ gồm 5 tiêu chí đề cập đến các nội dung làm việc có kế hoạch, vận dụng lý luận giáo dục, tâm lý lứa tuổi, các
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 1 2 3 4 5 CBQL Giáo viên
kỹ năng ứng xử, giao tiếp kỹ năng đánh giá, giáo duc học sinh cá biệt, xử lý tình huống…
+ Về năng lực hiểu biết gồm 5 tiêu chí xoay quanh về khả năng hiểu biết các vấn đề của khoa học, chính trị xã hội, chun mơn đào tạo, lý luận giáo dục, dạy học, tâm lý và các khả năng về nghiệp vụ sư phạm.
Kết quả điều tra về năng lực đội ngũ GVCNL các trường bằng phiếu khảo sát dành cho CBQL, GV được trình bày ở bảng 2.8; 2.9.
Bảng 2.8. Kết giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ GVCNL
STT Nội dung
CBQL Giáo viên
X ĐLC TB X ĐLC TB
1
Năng lực hiểu biết sâu, rộng các vấn đề khoa học, xã hội; hiểu biết sâu về môn học được đào tạo; Nắm vững lý luận về dạy học và phương pháp dạy học;
3.49 0.65 1 3.73 0.70 3
2 Năng lực phát triển chuyên môn
bản thân; 3.60 0.73 3 3.69 0.76 2
3 Năng lực xây dựng kế hoạch dạy
học và giáo dục; 3.66 0.72 4 3.77 0.67 4
4
Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh; có khả năng nhận xét, đánh giá HS đúng đắn, công bằng, khách quan; Khả năng giáo dục học sinh cá biệt.
3.31 0.58 1 3.32 0.53 1
5
Năng lực học tập, bồi dưỡng và tự học để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chun mơn, nghiệp vụ sư phạm,...
Bảng 2.9. Kết quả năng lực hỗ trợ của đội GVCNL
STT Nội dung
CBQL Giáo viên
X ĐLC TB X ĐLC TB
1
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn và công tác chủ nhiệm;
3.51 0.61 4 3.71 0.57 4
2 Sử dụng ngoại ngữ, tin học 2.11 0.47 1 2.52 0.65 1 3 Xây dựng kế hoạch dạy học và
giáo dục; 3.86 0.60 5 3.78 0.62 5
4 Thực hiện nghiên cứu khoa học
giáo dục 3.49 0.56 2 3.44 0.62 2
5
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, thực hiện xã hội hóa giáo
dục; 3.51 0.65 3 3.56 0.59 3
Từ bảng kết quả 2.8; 2.9 chúng tơi nhận thấy trên bình diện chung, mức độ đánh giá của CBQL với tự đánh giá của GVCNL từ mức độ trung bình trở lên. Tuy nhiên ở mỗi nhóm năng lực các tiêu chí đánh giá khơng đồng đều nhau, chủ yếu ở mức khá song bên cạnh đó vẫn có nhiều tiêu chí chủ yếu các ý kiến xoay quanh mức trung bình với điểm trung bình đạt từ 2.11 - 3.86.
Về năng lực chuyên môn: phần lớn các tiêu chí đều được CBQL và GV đánh giá ở 2 mức trung bình và khá, mức khá là mức được nhiều CBQL,