Kiểm tra, đánh giá là q trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Trong quản lí đội ngũ GVCNL, việc kiểm tra, đánh giá GV có ý nghĩa rất quan trọng. Đánh giá đội ngũ GVCNL sẽ giúp HT có sơ sở để hoạch định, tuyển chọn, đào tạo và phát triển đội ngũ này ngày càng tốt hơn đáp ứng nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đây còn là cơ sở để khen thưởng, khích lệ, động viên GV hồn thành tốt cơng việc.
Việc kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích nâng cao khả năng thực hiện cơng việc của GVCNL, giúp GV có thơng tin phản hồi về năng lực bản thân, giúp HT nắm được những dữ liệu quan trọng về năng lực GVCNL, làm cơ sở để HT hoạch định nguồn nhân sự đảm bảo công tác chủ nhiệm hiệu quả.
Muốn đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn chất lượng lao động của GVCNL, cơ bản phải thông qua việc đánh giá phẩm chất, năng lực của GVCNL; kiểm tra trình độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, sự phát triển trí tuệ và thái độ rèn luyện cũng như hạnh kiểm của học sinh lớp chủ nhiệm.
Lớp chủ nhiệm của GVCN phản ánh toàn bộ những gì mà người GVCNL tích lũy được, đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, khơng vì thế mà người quản lí khơng tác động tích cực đến kết quả tiết sinh hoạt, đề ra biện pháp để giáo viên tự kiểm soát được tiết sinh hoạt của họ qua việc xây dựng tiêu chuẩn giờ sinh hoạt.
Để đánh giá năng lực toàn diện của GVCNL, ngồi cơng tác giảng dạy, phải quan tâm đến uy tín và mức độ tiến bộ của học sinh lớp chủ nhiệm, đây được coi là một trong những thước đo quan trọng khi đánh giá, phân loại GVCN.
Chất lượng văn hoá được thể hiện khá cụ thể, rõ ràng, song chất lượng giáo dục đạo đức khó định lượng, khó đánh giá. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL của Hiệu trưởng sao cho khách quan, khoa học, có hiệu quả là vấn đề cần được lưu ý, Hiệu trưởng cần kiểm tra thường xuyên (đột xuất, định kỳ), kiểm tra phải có đánh giá. Hiệu trưởng kiểm tra công tác GVCNL thông qua hoạt động của các lớp, thông qua xếp loại thi đua hàng tuần, thông qua hồ sơ, báo cáo hàng tháng, học kỳ…, cần lưu ý việc kiểm tra đánh giá học sinh của GVCNL sao cho đảm bảo sự thống nhất chung trong toàn trường (tránh trường hợp GVCNL quá dễ dãi hoặc quá khắt khe,…), hướng dẫn GVCNL đánh giá hạnh kiểm học sinh sát với các tiêu chí chung.
1.4.6. Chế độ chính sách đối với đội ngũ GVCNL
Chính sách đối với GVCNL có ý nghĩa rất quan trọng, nó chi phối mạnh mẽ việc hình thành tiềm năng và phát huy tiềm năng, sự nhiệt tình, gắn bó của GVCNL với cơng việc. Chính sách đối với GVCNL cịn ảnh hưởng tới chất lượng công tác của GVCNL. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay, chế độ chính sách đối với GVCNL mới chỉ đáp ứng những đòi hỏi trước mắt mà chưa tính đến mục tiêu lâu dài và trên cơ sở tầm nhìn, triết lý quản lí nguồn nhân lực. Vì vậy, trong điều kiện cơ chế thị trường, chính sách đối với GVCNL có nhiều điểm cần nghiên cứu giải quyết kịp thời.
HT cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần cho đội ngũ GVCNL như nâng lương, phụ cấp, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, phúc lợi, tiền tăng giờ, chế độ nghỉ hè. Phải tạo điều kiện về thời gian và phương tiện cho đội ngũ GVCNL hoàn thành nhiệm vụ được phân công như trang bị đồ dùng dạy học, GVCNL có sách tham khảo, có phịng làm việc, phịng nghỉ, cung cấp văn phòng phẩm, trang bị phịng máy vi tính nối mạng cho GV truy cập thông tin.
HT cùng Ban Chấp hành Cơng đồn cần chú ý tổ chức đời sống tinh thần cho cán bộ, GV như tham quan du lịch, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao.
Một trong những việc làm cần thiết của Hiệu trưởng nhà trường là phải phát động các phong trào thi đua trong nhà trường một cách thường xuyên, liên tục, sôi nổi mang lại hiệu quả cho công tác giáo dục. Hiệu trưởng cần xây dựng được những chỉ tiêu, tiêu chí, lượng hố tối đa các nội dung cho cả năm học, cho từng kỳ, cho từng đợt thi đua phù hợp với đối tượng học sinh ở các khối lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá chính xác, cơng bằng.
Sau mỗi đợt thi đua, sau mỗi học kỳ, cuối năm học có sơ kết tổng kết đánh giá và vạch ra được mặt mạnh, mặt yếu để có phương hướng phấn đấu, khắc phục. Hiệu trưởng cần coi trọng đúng mức việc tuyên dương, khen
thưởng đối với những lớp có thành tích, những cá nhân học sinh có tiến bộ, có nhiều thành tích.
Phải nhìn nhận, đánh giá công lao của các GVCNL một cách công bằng, khen chê kịp thời. Kịp thời động viên, khuyến khích đội ngũ GVCNL khi họ đạt được kết quả tốt trong công tác.
Kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sai sót trong cơng tác giúp họ vượt qua những khó khăn gặp phải và tạo các điều kiện cần thiết để GVCNL hoàn thành nhiệm .
Quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần cho các hoạt động thuộc cơng tác GVCNL. Tạo điều kiện để các đồn thể hoạt động phát huy hết tác dụng đối với nhà trường.
Trong chỉ đạo, Hiệu trưởng phải biết thu thập thơng tin nhanh, chính xác để xử lý kịp thời. Mặt khác phải nhanh nhạy phát hiện những chỗ mạnh, chỗ yếu của từng GVCNL trong cơng tác quản lí lớp để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, phát huy…làm cho phong trào thi đua liên tục, sôi nổi, hào hứng đạt hiệu quả giáo dục.
1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác công tác quản lí đội ngũ GVCNL
1.4.7.1. Các yếu tố chủ quan
* Nhận thức về tầm quan trọng: công tác chủ nhiệm ở tiểu học rất quan trọng, nếu làm tốt, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thầy cô trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh. GV tiểu học thường có thời gian gần gũi các em rất nhiều, một số trường hợp thầy cô tiếp xúc với HS còn nhiều hơn cha mẹ. Vì vậy, thầy cơ chủ nhiệm khơng chỉ là người dạy chữ mà còn dạy HS nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. Làm tốt cơng tác chủ nhiệm, GV có thể ngăn chặn được trẻ bỏ học, trẻ chán học, trẻ trầm uất vì gia đình, trẻ bỏ nhà đi hoang, trẻ giải quyết bất đồng bằng bạo
lực... đồng thời phát huy được những năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em cũng thích đi học và thích học hơn.
* Năng lực cán bộ quản lí: năng lực và phẩm chất của một bộ phận
CBQL trong giai đoạn hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu. Điều 16 Luật Giáo dục 2005 quy định rõ vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục để phát huy vai trò và trách nhiệm của họ nhằm đảm bảo cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục.
Năng lực của CBQL là yếu tố tác động trực tiếp đến quản lí đội ngũ GVCNL. Nếu CBQL nhà trường thấy rõ vai trò của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong thực hiện các nhiệm vụ có tầm nhìn, chiến lược phát triển đội ngũ đúng đắn; tham mưu cho cơ quan quản lí cấp trên trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GVCNL; quy tụ mọi người tham gia xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ thiết thực, khả thi sẽ xây dựng đội ngũ có chất lượng, có năng lực, thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục cấp học, đội ngũ sẽ gắn bó, có trách nhiệm trong nhà trường.
* Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch, nếu xuất hiện những khó khăn hoặc những tình huống đột biến khơng thể hoặc khơng thuộc quyền xử lý thì cần báo cáo kịp thời với BGH và Hội đồng trường để lấy ý kiến chỉ đạo, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, tận dụng sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của cấp trên. Phối hợp công việc của GVCN lớp với GVCN các lớp khác cùng khối, với các giáo viên bộ
môn giảng dạy tại lớp chủ nhiệm, với phụ huynh học sinh cần phải có mối liên hệ gắn bó, mật thiết.
* Kiểm tra, đánh giá GVCNL: Kiểm tra GVCNL là nhằm vào công việc
chứ không phải nhằm vào con người. Kiểm tra để đánh giá, khơi dậy tiềm năng sẵn có của mỗi GVCNL trong nhà trường, để học làm tốt phần việc còn lại. Định chuẩn, lượng hóa và thu thập thông tin, minh chứng là những nguyên tắc trong kiểm tra. Sau đó rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo của ban giám hiệu với việc thực hiện của giáo viên nhằm khắc phục những tồn tại không đáng có, phát huy hơn nữa sự sáng tạo trong mỗi người. Nâng cao chất lượng cơng tác chủ nhiệm nói chung, thực hiện kế hoạch của nhà trường nói riêng, đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường đều xác định được: Người giáo viên Tiểu học luôn là tấm gương phản chiếu, là người tận tụy tận tâm, yêu nghề mến trẻ.
1.4.7.2. Các yếu tố khách quan
* Cơ chế chính sách: do các trường nằm trên địa bàn trong khu vực
nông thôn nên không phát huy đựợc nguồn lực kinh tế từ xã hội hóa giáo dục. Điều kiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên cũng chưa đồng đều. Các nhà trường, ngành và chính quyền địa phương chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán, nên hiện tượng giáo viên giỏi xin chuyển công tác đến môi trường làm việc đãi ngộ tốt hơn. Cơ chế chính sách về giáo dục là các chủ trương, nghị quyết, Luật về giáo dục, chúng đều có vai trò quy định và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống QLGD. Với ý nghĩa này, cơ chế quản lí chung của ngành giáo dục, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đội ngũ GVCNL trường TH. Mọi tác động nhằm tạo ra những thay đổi của đội ngũ này đều nằm trong giới hạn của những quy định do cơ chế quản lí chung của ngành tạo ra.
* Phối hợp các lực lượng giáo duc: vai trò GVCNL thể hiện ở chỗ họ là
cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức trong và ngoài nhà trường; là người phối hợp các lực lượng GD. Có thể nói GVCNL là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS, bảo vệ các em một cách hợp pháp. Đồng thời, họ phản ánh trung thành mọi tâm tư nguyện vọng quyền lợi của HS với BGH nhà trường, với GV bộ mơn…. Vì vậy, hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào các giải pháp thực hiện liên kết GD với các tổ chức xã hội, GV bộ mơn nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của các lực lượng, các tổ chức, cá nhân vào công tác GD thế hệ trẻ của đất nước.
Kết luận chương 1
Sau khi nghiên cứu và xác định được vấn đề cốt lõi của đề tài, luận văn đã thiết lập được cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu về QL đội ngũ GVCNL trường tiểu học là:
1. Bằng nhiều cách tiếp cận từ trong và ngồi nước, ta có thể hiểu đội ngũ GVCNL là tập hợp các giáo viên làm chủ nhiệm lớp dưới sự phân công
của Hiệu trưởng, được tổ chức thành một lực lượng hoạt động theo nội quy, quy định cụ thể, có kế hoạch, cùng chung một nhiệm vụ làm cho công tác giáo dục, quản lí học sinh của GVCN, của nhà trường có hiệu quả, chất lượng hơn.
2. Nội dung quản lí đội ngũ GVCNL theo các nhóm cơng việc: 1. Quy hoạch đội ngũ GVCNL; 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL; 3. Tuyển chọn, phân công, sử dụng GVCNL; 4. Bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho GVCNL; 5. Đánh giá, xếp loại GVCNL; 6. Cơ chế chính sách. Nói cách khác, quản lí đội ngũ GVCNL là sự tác động có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lí đến đội ngũ GVCNL làm cho đội ngũ GVTH đủ về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu; có kế hoạch, quy hoạch, chuẩn hố, nâng cao chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng GDTH.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục gồm một số yếu tố khách quan như: Cơ chế quản lí, chính sách giáo dục, Mơi trường tự nhiên và xã hội, Sự phát triển của khoa học - công nghệ, Nhu cầu của nền kinh tế, Mơi trường chính trị - pháp luật. Một số yếu tố chủ quan có thể đề cập như: Nhận thức, thái độ của người cán bộ quản lí giáo dục; Chất lượng GVCNL; Thơng tin trong quản lí; Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác quản lí.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP VÀ VIỆC QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG 2.1. Khái qt về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục - đào tạo của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh long.
2.1.1. Vị trí địa lý
Tam Bình là một huyện nơng thôn của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam và cách trung tâm Tỉnh Vĩnh Long 32 km. Huyện Tam Bình có 16 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên 297,72 km2, dân số 154.049 người. Trong đó mật độ dân số người/km2 ở thành thị là 2.964 người, ở nông thôn là 516 người. Dân số ở nông thôn 149.093 người, chiếm tỷ lệ 96,75%. Dân tộc chủ yếu là người kinh, người Khơme có 5.233 người chiếm tỷ lệ 3,31% chủ yếu sống ở xã Loan Mỹ. Do đó việc học tập của con em ở nơng thơn và ở vùng dân tộc Khơme cịn gặp khó khăn.
Tam Bình có mạng lưới sơng rạch chằng chịt, tuy nhiên hệ thống giao thông nông thôn khá phát triển, điện hố đường chính của các ấp, khóm. Ngồi ra Huyện có quốc lộ 1A,53,54, tỉnh lộ 904,905 đi qua nên tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hoá, hàng hoá và việc đi lại học hành của học sinh.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
Hiện nay, nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long đang có những chuyển biến tích cực về cơ cấu tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đi đôi với việc phát triển các khu công nghiệp, các cụm tuyến công nghiệp như Hòa Phú, Cổ Chiên, Bình Minh…GDP của tỉnh tăng bình quân 9% mỗi năm.
Tam Bình là huyện nơng nghiệp có thu nhập bình qn đầu người/năm là 17,255 triệu đồng; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 97,54%; có 17 trạm y tế. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao 6,67% chủ yếu phân bố ở khu vực nông thôn nhất là xã
Loan Mỹ, tỷ lệ này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của địa phương.
Tam Bình có 11 cơng trình văn hố, di tích lịch sử được Bộ văn hoá và UBND tỉnh Vĩnh Long cơng nhận góp phần tích cực giáo dục truyền thống cho học sinh.