.Những yêu cầu đối với GVCNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Nghề giáo là nghề lấy nhân cách giáo dục nhân cách. Mỗi thầy cơ giáo nói chung phải thật sự mẫu mực, thật sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Sự mẫu mực ấy chính là thể hiện của một nhân cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất và đặc thù nhất. Ngày nay với xu thế đổi mới về giáo dục, bên cạnh những yêu cầu truyền thống thì người giáo viên ở thế kỷ XXI có những yêu

cầu mới về phẩm chất và năng lực và trình độ để đáp ứng yêu cầu đào tạo thế hệ con người theo mơ hình nhân cách mới của thời đại. GVCNL – nhân vật trung tâm có ảnh hưởng và quyết định đến việc hình thành nhân cách của học sinh ngoài những yêu cầu chung về phẩm chất, năng lực của người thầy nói chung, họ cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:

1.3.5.1. Về phẩm chất

Phẩm chất chính trị, tư tưởng là một yêu cầu quan trọng của người GVCNL. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp của Đảng và dân tộc, tin tưởng vào đường lối đổi mới kinh tế xã hội, đổi mới giáo dục ở nước ta. Có được niềm tin đó xuất phát từ thế giới quan Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên trước các vấn đề có tính qui luật của tự nhiên, xã hội và thực tiễn nghề nghiệp, từ đó đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Phẩm chất đạo đức cao quý và đặc trưng trong nhân cách của người Thầy nói chung và GVCN nói riêng là lịng u trẻ. Đó là bí quyết thành công của GVCN trong cơng tác giáo dục con người. Tình u thương gần gũi, ấm áp, sự quan tâm ân cần, sự khoan dung độ lượng, sự nghiêm khắc công bằng là nguồn dinh dưỡng nuôi sống tâm hồn của trẻ.Yêu thương chưa đủ, ngày nay, người thầy cịn phải biết tơn trọng nhân cách của trẻ, hợp tác với trẻ trong q trình giáo dục và cịn phải biết tạo dựng bầu tâm lý dân chủ tích cực để khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh để đạt mục tiêu giáo dục với chất lượng và hiệu quả cao (Hà Nhật Thăng, 2004).

Lòng yêu thương con người, yêu trẻ, có niềm vui và hạnh phúc, hăng say với cơng việc chính là biểu hiện của lòng yêu nghề. Yêu nghề giúp GVCNL có sức mạnh vượt qua khó khăn, vất vả, áp lực từ cuộc sống, cơng việc, giúp cho họ có niềm vui, mê say sáng tạo, khơng ngừng học hỏi vươn lên để hồn thiện mình, để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người (Hà Nhật Thăng, 2006).

Một trong những phẩm chất quan trọng nữa là GVCNL phải có nghị lực, khiêm tốn, cầu thị, luôn học tập để hồn thiện mình. Biết làm chủ bản thân trong cơng việc và cuộc sống; có lịng tự trọng, cơng bằng, vơ tư, biết giữ lời hứa với mọi người, đặc biệt là với học sinh, mẫu mực trong gia đình trong quan hệ với xã hội.

Tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ với nghề, có niềm tin nghề nghiệp là động lực giúp người GVCN dám nghĩ dám làm một cách sáng tạo trong quá trình tổ chức và giáo dục học sinh.VA.Xukhômlinski rất quan tâm đến niềm tin của giáo viên. Ông cho rằng điều kiện quan trọng nhất để hình thành niềm tin sư phạm là thường xuyên làm cho giáo viên nắm chắc các tư tưởng giáo dục, làm thức tỉnh ở họ sự đam mê với các tư tưởng đó để họ có thể hành động tích cực để thực hiện chúng. Khi GVCN có niềm tin ở học sinh mình tạo cho họ có sức cảm hố lớn đối với học sinh làm cho công tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả hơn (Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ, 2008).

Như vậy, bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp nhất của con người đều cần thiết có ở người GVCN lớp. Muốn làm tốt cơng việc của mình họ phải ln tự rèn luyện để có nhiều phẩm chất tốt đẹp, để xứng đáng là người kỹ sư tâm hồn.

1.3.5.2. Về năng lực

Người GVCNL trước hết phải có tri thức sâu sắc và tầm hiểu biết rộng. Hệ thống tri thức bao gồm tri thức khoa học của mơn học mình phụ trách giảng dạy, những tri thức về chính trị - xã hội, văn hoá, nghệ thuật, tâm lý, lý luận sư phạm, phương pháp dạy học, giáo dục học…. Chính nguồn tri thức đó giúp giáo viên trở thành người có chun mơn giỏi, tay nghề cao. Trình độ chun mơn của GVCN càng chuyên sâu, càng vững chắc thì giá trị phẩm chất của họ càng cao. Ngày nay lượng thông tin ngày càng nhiều và có nhiều kênh tiếp cận nên địi hỏi GVCN phải biết khơng ngừng làm giàu nguồn vốn tri thức, tầm hiểu biết của mình qua việc tự học tự bồi dưỡng, cập nhật thông tin kịp thời (Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ, 2008).

GVCN phải có năng lực nghiên cứu, hiểu về lý luận dạy học, lý luận giáo dục và biết vận dụng vào thực tế cũng như tích lũy kinh nghiệm từ việc thực hiện chủ nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, GVCN phải có hệ thống kỹ năng sư phạm cần thiết như kỹ năng giao tiếp phù hợp với từng đối tượng khác nhau; kỹ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch.

Họ phải có các năng lực cần thiết khác như: năng lực chẩn đoán, năng lực cảm hoá, năng lực thuyết phục học sinh, năng lực kiềm chế và biểu lộ tình cảm của mình một cách có chủ định, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực phân tích, tổng hợp khái quát hoá, nhạy cảm đối với các hiện tượng giáo dục.

Như vậy, làm công tác chủ nhiệm lớp vừa là nhiệm vụ không đơn giản, vừa là niềm danh dự cho mỗi giáo viên đòi hỏi người giáo viên phải có tình thương u, niềm say mê, có những phẩm chất và năng lực cần thiết. Những phẩm chất, năng lực đó khơng tự dưng có, mà phải trãi qua cả một quá trình hình thành và ni dưỡng. Xã hội giao cho họ tương lai cả thế hệ vì vậy những phẩm chất năng lực đó khơng chỉ là u cầu mà còn là sự kỳ vọng sâu sắc của toàn xã hội đối với họ.

* Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người GVCN lớp

Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cụ thể của người giáo viên nói chung và đội ngũ GVCN lớp nói riêng được quy định cụ thể trong Thơng tư số: 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

1.4. Nội dung quản lí đội ngũ GVCNL trường tiểu học

Dưới góc nhìn về việc phát triển nguồn nhân lực của nền kinh tế tri thức thì nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ GVCNL bao gồm:

- Quy hoạch đội ngũ GVCNL.

- Lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL. - Bố trí, phân cơng đội ngũ cán GVCNL.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCNL. - Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVCNL.

- Chế độ chính sách đối với đội ngũ GVCNL.

1.4.1. Quy hoạch đội ngũ GVCNL

- Quy hoạch đội ngũ GVCNL là khâu quan trọng nhằm đảm bảo cho GVCNL đi vào nề nếp, có tầm nhìn xa, tính chủ động đáp ứng các u cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của nhà trường.

- Quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lí của người quản lí và cơ quan quản lí, giúp cho người quản lí hoặc cơ quan quản lí biết được số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chun mơn, cơ cấu giới, ....của từng GVCNL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Để hồn thiện quy hoạch đội ngũ GVCNL, thì cấp quản lí phải lập kế hoạch cho sự cân đối trong tương lai bằng cách so sánh số lượng hiện có, phân tích độ tuổi, trình độ năng lực, khả năng làm việc, thời gian công tác của từng người trong đội ngũ, để ấn định số lượng cần thiết đưa vào quy hoạch. Mặt khác cấp quản lí cịn phải căn cứ vào nhu cầu, quy hoạch mạng lưới trường lớp trong tương lai theo kế hoạch phát triển để tạo nguồn GVCNL cũng như các nguồn lực khác. Quy hoạch phải đảm bảo được tính mục đích, mục tiêu rõ ràng, có thể đánh giá được, mang tính khả thi, đáp ứng được mục tiêu phát triển của mỗi trường. Quy hoạch thường gắn kết với các khâu: nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng, bãi miễn. Quy hoạch luôn được xem xét, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh hàng năm, có thể đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng. Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo được nguồn vừa tạo được động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của CBGV.

1.4.2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL trường tiểu học

Kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL trường tiểu học mang tính chất dự báo trước sự phát triển của tương lai thể hiện qua việc lập kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường. Vì vậy việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL trường tiểu học phải được chú trọng vào tương lai. Đó là cả một giai đoạn phát triển của trường. Trong 5 năm tới nhà trường có những thành tựu gì, 10 năm tới nhà trường sẽ như thế nào về cơ cấu, tổ chức,… Kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL phải thể hiện sự tập trung, quan tâm vào nguồn lực; quan tâm đến mối quan hệ hợp tác. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL trường tiểu học đòi hỏi cần những yếu tố như: xác định hiện trạng; tìm kiếm thơng tin; dự báo thời gian sắp tới; trình độ chuyên mơn…

Tóm lại, lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL là q trình xem xét một cách có hệ thống về phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường để vạch ra kế hoạch phát triển đúng mục tiêu “đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng nơi”. Nó ảnh hưởng phát triển rất lớn đến hiệu quả của tổ chức, là cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức nhà trường.

1.4.3. Bố trí, phân cơng, sử dụng đội ngũ GVCNL

Bố trí GVCNL là sự chuẩn bị thận trọng, cơng phu, có tầm nhìn xa, có quan điểm rõ ràng trong sự đánh giá, lựa chọn đào tạo, sắp xếp đội ngũ, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn (Lưu Xuân Mới, 1998).

Việc bố trí, sắp xếp tổ chức đội ngũ GVCNL có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của nhà trường. Thơng qua việc bố trí đội ngũ GVCNL nhằm điều chỉnh, bổ sung về số lượng, chất lượng đội ngũ GVCNL giúp có được đội ngũ GVCNL đủ về số lượng, tốt về chất lượng.

Trong bố trí đội ngũ GVCNL cần bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bố trí đội ngũ GVCNL phải trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVCNL hiện có, dự kiến khả năng phát triển của nhà trường và tính đến khả năng bổ sung hoặc giảm bớt nếu cần thiết, tùy vào thực tế của nhà trường (Lưu Xuân Mới, 1998).

Bố trí, sắp xếp tổ chức đội ngũ GVCNL một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường sẽ luôn mang lại chất lượng mới cho đội ngũ GVCNL và đảm bảo sự đồn kết nhất trí trong tập thể lãnh đạo và trong tồn trường.

Bố trí tổng thể đội ngũ GV cần làm rõ số lượng, yêu cầu trình độ học vấn, cơ cấu chuyên môn của từng ngành đào tạo, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Việc phân cơng, bố trí GVCNL đầu năm cần:

- Căn cứ vào qui mô nhà trường: số học sinh, số lớp, số GVCNL hiện có.

- Cố gắng đảm bảo cho GVCNL theo liên tục ba năm liền đối với một lớp, trường hợp đặc biệt mới thay GVCNL.

- Đối với lớp mũi nhọn của nhà trường phải bố trí GVCNL là người có chun mơn vững vàng, phải dạy mơn được chú ý đầu tư ở lớp đó.

- Đối với những lớp có học sinh "cá biệt", có nhiều học sinh yếu thì bố trí GVCNL cứng rắn, giàu kinh nghiệm trong cơng tác giáo dục, có những phẩm chất như: nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ.

Sử dụng GVCNL là phân công nhiệm vụ cho họ, cắt cử họ vào những vị trí cơng tác thích hợp, tạo những điều kiện thuận lợi để họ nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục đồng thời phát huy được khả năng lao động sáng tạo. Người xưa nói: “dụng nhân như dụng mộc”, dụng nhân khơng chỉ là một khoa học mà cịn là cả một nghệ thuật. Nó địi hỏi nhà tổ chức phải có nhãn

quan nhạy bén, có bộ óc sáng suốt và phải có “lịng trong, tâm sáng” để nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị của một con người. Từ đó đặt họ vào đúng vị trí mà xã hội đang cần để có thể phát huy triệt để năng lực của họ (Mai Quang Tâm, 2006).

Trong công tác sử dụng GVCNL, trước hết người HT phải tạo ra sự ổn định cần thiết đối với tổ chun mơn, nhóm chun mơn. Tiếp theo là hình thành các tổ chức theo quan hệ phối hợp để chỉ đạo các hoạt động chun mơn được tồn diện như ban hướng nghiệp, ban GD ngoài giờ lên lớp, ban lao động...Cuối cùng là lựa chọn và phân công hợp lý GVCNL ở các lớp và tham gia các hoạt động chuyên môn trên cơ sở năng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân.

Một vấn đề cũng cần được quan tâm trong việc sử dụng GVCNL là Hiệu trưởng cần tìm được sự thống nhất chung từ nguyện vọng của GVCNL, sự đề nghị, tham mưu của tổ chuyên môn, sự bàn bạc dân chủ với đại diện Ban Chấp hành Cơng đồn và Đồn Thanh niên từ đó mới đưa ra quyết định quản lí của mình. HT cần phân cơng cho các phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chun mơn, nhóm trưởng chun mơn giúp Hiệu trưởng quản lí thơng qua các biện pháp chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ hoạt động của các tổ chun mơn hoặc tổ chủ nhiệm (nếu có).

Quản lí phân cơng GVCNL là khâu quan trọng trong quản lí đội ngũ GVCNL, vì có sắp xếp sử dụng hợp lý đúng người đúng việc mới tạo điều kiện cho từng GVCNL phát huy được khả năng của họ. Để làm tốt cơng tác này địi hỏi người Hiệu trưởng phải thật sự công bằng và khách quan nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của đội ngũ GVCNL và lợi ích HS, đồng thời hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục.

1.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCNL

“Đào tạo là q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân

cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng suất, hiệu quả” (Mai Quang Tâm, 2006).

Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) nhận định rằng: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh (2001) cho rằng: “Bồi dưỡng có thể coi là q trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu trong một cấp học, bậc học và trường học được xác nhận bằng một chứng chỉ”.

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVCNL thực chất là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng là hai mặt của một thể thống nhất, trong đó bồi dưỡng GVCNL với ý nghĩa đào tạo tiếp tục là yêu cầu cấp thiết để nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ và đổi mới cơ cấu tri thức. Vì vậy người lãnh đạo phải nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)