.Nhiệm vụ của GVCNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Người GVCNL trước hết phải thực hiện tốt nhiệm vụ của người thầy giáo nói chung đó là mẫu mực về đạo đức, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nắm vững mục tiêu giáo dục và đào tạo, kế hoạch và chương trình hoạt động của nhà trường (gồm mục tiêu cấp học, chỉ thị của ngành, chương trình giảng dạy các mơn học, kế hoạch năm học của nhà trường, các văn bản hướng dẫn liên quan đến vấn đề giáo dục và dạy học) để có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục. Ngồi cơng tác chủ nhiệm lớp, người GVCNL còn đảm nhận giảng dạy một mơn học ở lớp mình và các lớp khác do đó cần xác định rằng giảng dạy tốt là điều kiện cần thiết để tạo ra uy tín của

người GVCNL trước tập thể và cá nhân học sinh, làm tăng hiệu quả của công tác chủ nhiệm (Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ, 2008)

- Điều lệ trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Điều 34 ngoài những nhiệm vụ chung như một giáo viên bộ môn ghi tại khoản 1, tại khoản 2 có nêu rõ nhiệm vụ cụ thể của GVCN lớp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010)

1.3.4. Nội dung chủ nhiệm lớp

Căn cứ vào giáo trình giáo dục học phổ thông của tác giả Trần Thị Hương, nội dung công tác chủ nhiệm lớp gồm những nội dung sau:

1.3.4.1. Tìm hiểu, nắm vững, phân loại HS và tập thể HS lớp chủ nhiệm Tìm hiểu, nắm vững học sinh một cách toàn diện là nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của mỗi học sinh, điều kiện hồn cảnh gia đình của học sinh, những mối quan hệ của cá nhân học sinh, nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức, trình độ, khả năng của học sinh, tìm hiểu những nhu cầu năng lực của học sinh…Qua đó người GVCNL có thể dự báo xu hướng phát triển nhân cách của từng học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học phù hợp với điều kiện và khả năng của từng học sinh.

Nắm vững tập thể lớp là nắm vững số lượng học sinh, nắm vững những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi, những khó khăn của tập thể lớp do mình phụ trách.

GVCNL cần thăm hỏi gia đình học sinh, tìm hiểu và trị chuyện với các bậc phụ huynh để nắm được những điều kiện ảnh hưởng tới học sinh. Việc tìm hiểu nắm vững hồn cảnh sống nói chung của từng học sinh là hết sức quan trọng. Nó giúp GVCNL biết được nguyên nhân và các yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh. Đồng thời biết được phương pháp giáo dục của gia đình (tốt hay chưa tốt) để

có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình lựa chọn phương pháp tác động phù hợp.

Tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh là việc làm cần phải tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và có các biện pháp linh hoạt để sử lí thơng tin thu được và ghi lại những thông tin cần thiết. Kết quả của việc nắm vững học sinh và tập thể lớp một cách toàn diện là cơ sở để GVCNL xây dựng kế hoạch công tác giáo dục học sinh và xây dựng tập thể học sinh.

1.3.4.2. GVCNL xây dựng và giáo dục tập thể học sinh lớp chủ nhiệm

Tập thể học sinh trong nhà trường được coi là môi trường, phương tiện để giáo dục mỗi học sinh, trong đó mỗi thành viên đều có điều kiện để phát triển toàn diện. Tác dụng giáo dục của tập thể học sinh là rất lớn nếu ta xây dựng được những tập thể học sinh vững mạnh.

Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh là tạo ra một chủ thể giáo dục quan trọng, một đồng minh đáng tin cậy trong công tác giáo dục của người GVCNL. Chính vì vậy GVCNL khơng thể khơng chăm lo đến việc xây dựng tập thể học sinh của lớp mình. Để xây dựng được một tập thể học sinh vững mạnh, trước hết người GVCNL phải nắm vững từng học sinh, nắm vững tập thể học sinh là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cơng tác, xây dựng tập thể, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau:

- Lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh làm nòng cốt cho việc tổ chức mọi hoạt động, mọi phong trào của tập thể. GVCNL tổ chức “bộ máy tự quản ” của lớp ( bao gồm: lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, các cán sự bộ môn, đội cờ đỏ, ban chấp hành chi đoàn) và hướng dẫn các em cách thức hoạt động, biết tự quản các công việc của lớp.

GVCNL cần qui định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng cán bộ tự quản. Cần có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ tự quản.

- Xác định mục tiêu của tập thể. - Xây dựng truyền thống của tập thể.

- Hướng dẫn cho lớp biết cách tự quản và tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện kĩ năng tự quản.

- Xây dựng những dư luận xã hội lành mạnh.

Tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá; kịp thời động viên khen thưởng, uốn nắn, sửa chữa những sai sót lệch lạc, thu hút học sinh tham gia vào việc thực hiện kế hoạch, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, đặc biệt giáo viên bộ môn, để xây dựng tập thể học sinh vững mạnh.

1.3.4.3. GVCNL tổ chức các nội dung giáo dục toàn diện

* Giáo dục thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức cho học sinh

Trong q trình giáo dục, một cơng tác lớn đặt ra là giáo dục cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể là hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hướng và tính cách tốt đẹp…kết quả giáo dục cần đạt được là học sinh tự giác biến những yêu cầu của xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và khó khăn này giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý:

- Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên giảng dạy để đảm bảo được hiệu quả giáo dục của quá trình dạy và học các môn.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, đặc biệt là với các tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường tổ chức nhiều loại hình hoạt động và giao lưu đa dạng, hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia.

* Tổ chức các hoạt động học tập

Tổ chức có kế hoạch hoạt động học tập cho học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm. Kết quả hoạt động hoc tập không những thể hiện ở kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn thể hiện ở kết quả phát triển năng lực hoạt động

trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo ở học sinh. Để nâng cao kết quả hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần:

- Đề ra yêu cầu học tập đối với học sinh; làm cho học sinh ý thức được nghĩa vụ học tập.

- Hướng dẫn học sinh tìm tịi phương pháp học tập tích cực, phù hợp với bản thân.

- Lãnh đạo tập thể lớp tổ chức các nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm tự học; quan tâm giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh có hồn cảnh khó khăn.

- Quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi, phát huy thế mạnh của học sinh giỏi với tư cách là lực lượng nòng cốt trong việc phát triển hoạt động học tập của cả tập thể.

* Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động

Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và dựa vào tình hình cụ thể của lớp, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo dục học sinh. Cần quan tâm thường xuyên và toàn diện đến tất cả các loại hình lao động như: lao động vệ sinh, làm sạch đẹp trường lớp, lao động sản xuất…

* Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí

Bên cạnh hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm tổ chức cho học sinh vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khỏe, sảng khoái tinh thần nhằm bảo đảm thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt. Giáo viên chủ nhiệm có thể dựa vào tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức Đoàn TNCS của trường để kết hợp với việc phát huy vai trò đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các hoạt động trò chơi, thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ…Thông qua các hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, giáo

dục học sinh ý thức giữ vệ sinh chung, bảo vệ sức khỏe phịng chống bệnh tật, tích cực bảo vệ môi trường.

1.3.4.4. GVCNL phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc GD học sinh

Giáo dục mỗi cá nhân học sinh và tập thể học sinh là trách nhiệm của tất cả các GV, các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong đó GVCNL giữ vai trị chủ đạo.

Mục đích của sự phối hợp là để giáo dục học sinh và xây dựng tập thể học sinh thông qua việc trao đổi với nhau về tình hình học tập các mơn học, kết quả học tập, tinh thần và thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập; trao đổi và thống nhất với nhau những biện pháp giáo dục học sinh để nâng cao chất lượng học tập các mơn học, hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết, đồng thời thông báo cho nhau những ý kiến và nguyện vọng chính đáng của học sinh về việc học tập các môn học; lấy ý kiến giáo viên bộ môn khi đánh giá nhận xét học sinh. Bằng cách thường xuyên gặp gỡ trao đổi với giáo viên bộ môn đang giảng dạy tại lớp của mình, GVCNL có thể dự một số giê để quan sát ý thức, hứng thó học tập và phát hiện những khó khăn của học sinh trong học tập. Đồng thời GVCNL nên mời giáo viên bộ môn cùng tham dự các buổi sinh hoạt và các hoạt động tập thể của lớp để hiểu rõ hơn học sinh và công tác giáo dục của GVCNL.

1.3.4.5. GVCNL phối hợp, cố vấn, giúp đỡ tổ chức Đoàn – Đội thực hiện mục tiêu giáo dục

GVCNL cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đoàn – Đội để tiến hành giáo dục toàn diện ở lớp. Mặt khác GVCNL phải giúp đỡ chi đoàn lớp xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, cố vấn cho ban chấp hành chi đoàn, chi đội tổ chức các hoạt động giáo dục. Cần tránh sự can thiệp thô bạo vào các hoạt động của chi đồn, cần tơn trọng tính độc lập và tự quản của tổ chức Đoàn – Đội.

1.3.4.6. GVCNL phối hợp với cha mẹ học sinh, Hội phụ huynh học sinh trong việc giáo dục

Hội phụ huynh học sinh là một trong những lực lượng giáo dục có ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là cần thiết và tạo ra những điều kiện thuận lợi để học sinh học tập và rèn luyện.

Gia đình là mơi trường giáo dục - lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến học sinh. Vì vậy giáo dục gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Giáo dục gia đình có những đặc trưng riêng, nên nhà trường phải liên kết với gia đình để đảm bảo tính thống nhất tồn vẹn của q trình giáo dục, có như vậy thì giáo dục gia đình mới phát huy được ảnh hưởng và cùng với nhà trường giáo dục học sinh có hiệu quả. Chính GVCNL là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết này.

1.3.4.7. GVCNL tham gia tư vấn

Tư vấn tâm lý là những tác động định hướng của chuyên viên tư vấn nhằm giúp đỡ người được tư vấn nhận ra những trở ngại tâm lý của bản than, để từ đó giúp tăng cường khả năng lựa chọn và đưa ra quyết định của người được tư vấn, hướng tới giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Hiện nay, tư vấn tâm lý đang trở thành một nhu cầu thật sự cấp thiết trong tình hình học sinh.

Nội dung tư vấn tâm lý đối với học sinh tiểu học gồm:

+ Những vấn đề vướng mắc, khó khăn thuộc lĩnh vực học tập

+ Những vấn đề về mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô giáo, với nhà trường; quan hệ giữa cha mẹ với học sinh, quan hệ với bạn bè, những vấn đề sinh lý lứa tuổi.

Hiện nay một số trường TH thành lập tổ tư vấn học đường, tuy nhiên với vai trò là người chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi mặt phát triển của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải quan tâm đến nội dung công tác này.

Để làm tốt công việc này, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm tìm hiểu học sinh, tự bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tư vấn, đặc biệt rèn luyện kĩ năng quan sát, nhạy cảm trước những biểu hiện của học sinh.

1.3.4.8. GVCNL xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

Kế hoạch chủ nhiệm lớp là bản thiết kế cụ thể toàn bộ nội dung cơng tác chủ nhiệm lớp, là chương trình hành động thực thi của lớp trong một giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. Kế hoạch chủ nhiệm có ý nghĩa lớn trong cơng tác chủ nhiệm:

- Vạch ra phương hướng phát triển đi lên của tập thể học sinh.

- Làm cho các hoạt động được thực hiện theo một chương trình, kế hoạch cụ thể, thống nhất, dự kiến được các tình hình có thể xảy ra.

- Tạo cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh sự chủ động, tự tin trong hoạt động, tiết kiệm thời gian, công sức mà đạt hiệu quả cao.

- Tạo sự thống nhất và huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục.

1.3.4.9. GVCNL đánh giá kết quả giáo dục toàn diện học sinh

- Đánh giá kết quả giáo dục toàn diện học sinh là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động chủ nhiệm lớp. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh nhằm:

+ Phản ánh kết quả giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục; giúp cho việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại.

+ Giúp cho nhà trường, gia đình, xã hội có được những thơng tin khách quan về kết quả giáo dục học sinh.

+ Giúp học sinh có thơng tin để tự đánh giá, tự điều chỉnh. - Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh: + Mục tiêu giáo dục của cấp học.

+ Chương trình kế hoạch giáo dục của cấp học. + Điều lệ nhà trường.

+ Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. - Điều kiện để làm tốt hoạt động chủ nhiệm:

+ Chủ nhiệm lớp là hoạt động quan trọng, không thể thiếu được của nhà trường. Nhưng đó cũng là cơng việc khó khăn, địi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Giáo viên chủ nhiệm cần phải rèn luyện để có những phẩm chất và năng lực của người giáo viên nói chung và chú trọng rèn luyện những năng lực đặc thù sau:

+ Yêu thương học sinh là một trong những đặc thù của nghề giáo.

+ Giáo viên chủ nhiệm phải yêu nghề, say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục đồng thời là người có nghị lực, có ý chí vượt khó.

+ Khiêm tốn học hỏi giúp giáo viên ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu của cơng việc giáo dục.

+ Giáo viên nói chung, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm luôn là những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 32)