.Nhóm biện pháp tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ GVCNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 112)

3.2.4.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp

Việc tuyển chọn, bố trí đội ngũ GVCNL là hoạt động của Hiệu trưởng, nhằm tìm kiếm, lựa chọn, xác định và bố trí đúng người, đúng việc, đúng chức năng, đúng vị trí phù hợp với trình độ, năng lực, năng khiếu, sở trường của từng GVCNL tạo động lực làm việc giúp cả bộ máy nhà trường vận hành đồng bộ hướng đến mục tiêu phát triển chung của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung

Trong bố trí đội ngũ GVCNL cần bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bố trí đội ngũ GVCNL phải trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVCNL hiện có, dự kiến khả năng phát triển của nhà trường và tính đến khả năng bổ sung hoặc giảm bớt nếu cần thiết, tùy vào thực tế của nhà trường.

Việc bố trí, sắp xếp tổ chức đội ngũ GVCNL có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của nhà trường. Thơng qua việc bố trí đội ngũ GVCNL nhằm điều chỉnh, bổ sung về số lượng, chất lượng đội ngũ GVCNL giúp có được đội ngũ GVCNL đủ về số lượng, tốt về chất lượng.

Bố trí, sắp xếp tổ chức đội ngũ GVCNL một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường sẽ luôn mang lại chất lượng mới cho đội ngũ GVCNL và đảm bảo sự đồn kết nhất trí trong tập thể lãnh đạo và trong toàn trường.

Bố trí tổng thể đội ngũ GV cần làm rõ số lượng, u cầu trình độ học vấn, cơ cấu chun mơn của từng ngành đào tạo, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục của nhà trường.

3.2.4.3. Cách thực hiện

* Biện pháp 1: Công tác quy hoạch đội ngũ GVCNL

Để cơng tác quy hoạch đội ngũ GVCNL có hiệu quả, mang tính chính xác và khả thi, yêu cầu cần làm tốt việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ GVCNL là q trình xem xét một cách có hệ thống về phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường để vạch ra kế hoạch phát triển đúng mục tiêu “đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng nơi”. Nó ảnh hưởng phát triển rất lớn đến hiệu quả của tổ chức, là cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức nhà trường, đây là yếu tố liên quan đến công tác quy hoạch đội ngũ GVCNL về số lượng và cơ cấu giáo viên chủ nhiệm lớp cần thiết để đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí giáo viên tham gia quản lí.

Trong quá trình quy hoạch cần chú ý đến các yếu tố của đội ngũ như: biến động về số lượng giáo viên những năm tới, số lượng giáo viên chuyển đi, nghỉ hưu từng năm, từng giai đoạn và theo từng chuyên ngành để chủ động tuyển dụng bổ sung kịp thời, tránh tình trạng bị động thiếu hụt đội ngũ GVCNL.

Có kế hoạch tiêu chuẩn hóa giáo viên chủ nhiệm lớp theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên, cán bộ quản lí và tiêu chuẩn giáo viên do Trường xây dựng quy định chuẩn. Cần phải tiếp tục và tạo điều kiện bố trí cho giáo viên chủ nhiệm được đào tạo theo chức danh và tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, thực tế theo yêu cầu quy định.

Bảo đảm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có đủ theo khối lớp, theo trình độ đào tạo, theo thâm niên nghề nghiệp, độ tuổi, đảng viên, người có điều kiện cơng tác lâu năm tại trường.

Xây dựng tốt mối liên hệ hai chiều ở các cấp quản lí để nắm bắt thơng tin kịp thời chính xác những biến động và nhu cầu đội ngũ giáo viên để có kế hoạch đào tạo hợp lý nhằm thực hiện tốt nguyên lý đào tạo gắn với nhu cầu.

* Biện pháp 2: Cơng tác phân cơng, bố trí đội ngũ GVCNL

Phân cơng chủ nhiệm trong từng khối có sự xen kẽ giữa GV khá, giỏi và GV chưa đủ năng lực. Khơng phân cơng GV khá, giỏi tập trung tồn bộ chủ nhiệm ở khối lớp có chất lượng, mà phân công GV khá, giỏi chủ nhiệm lớp trung bình, yếu, trong từng khối kể cả khối 1 đến khối 5. Điều này vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh, vừa tạo cơ hội cho giáo viên yếu, kém học hỏi đồng nghiệp. Tuy nhiên các HT phải có những yêu cầu, giao trách nhiệm rõ ràng cho những GV yếu kém trong việc chủ nhiệm, giáo dục học sinh. Điều này đòi hỏi các HT phải dành một lượng thời gian tương đối nhiều cho hoạt động quản lí này.

Để đảm bảo được dân chủ và tính khoa học khi phân cơng, bố trí đội ngũ GVCNL, HT cần thực hiện theo quy trình: HT đưa ra dự kiến phân công sau khi đã tham khảo ý kiến của Phó Hiệu trưởng và Tổ Trưởng chun mơn, sau đó đưa về các tổ chun mơn thảo luận, bàn bạc, thống nhất, cuối cùng HT ra quyết định phân cơng. Việc phân cơng, bố trí cuối cùng phải chú ý các yêu cầu sau:

+ Phân cơng, bố trí chủ nhiệm đảm bảo được định mức lao động

+ Phân cơng GV khá, giỏi ở các khối lớp có học sinh trung bình khá để nâng chất lượng

+ Phân cơng GV dạy bộ mơn, GD Ngồi giờ lên lớp hài hịa để có thể xếp thời khóa biểu một cách khoa học

+ Phân cơng theo năng lực sở trường của từng GV. 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Quản lý, sử dụng con người là nghệ thuật nhưng thực chất đó là cơng tác tổ chức và cơng tác cán bộ. Về mặt pháp lý đó là nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định ở Điều lệ trường Trung học.

Khi lựa chọn, phân công GV làm công tác chủ nhiệm, Hiệu trưởng cần nắm vững nguyên tắc phân công, chuẩn căn cứ để phân công. Hiệu trưởng cần phải có kỹ năng phân tích cơng việc, mơ tả công việc, xây dựng những yêu cầu chủ yếu đối với GVCNL.

Đối với trường TH, Hiệu trưởng cần căn cứ vào Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường, Thông tư…để làm cơ sở pháp lý cho việc phân cơng.

3.2.5. Nhóm biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ cho cơng tác chủ nhiệm

3.2.5.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp

Điều kiện về cơ sở vật chất, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, chế độ chính sách, mơi trường giáo dục lành mạnh…là chất xúc tác góp phần tạo điều kiện để thực hiện công tác chủ nhiệm thành cơng hơn.

Tăng cường quản lí điều kiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần nhằm chia sẻ, thúc đẩy, tạo động lực làm việc và nâng đỡ gánh nặng cho GVCNL có ý nghĩa thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng GD&ĐT ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Việc xây dựng các quy chế phối hợp quản lí đội ngũ GVCNL ở trường TH là u cầu quan trọng vì cơng tác quản lí đội ngũ địi hỏi tầm nhìn cũng như thơng tin hệ thống, đa chiều. Định hướng các yêu cầu phối hợp quản lí đội ngũ GVCNL ở trường TH theo yêu cầu đổi mới giáo dục từ góc nhìn chung để đảm bảo hiệu quả của cơng tác quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Hồn thiện một số cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lí đội ngũ GVCNL ở trường TH cần đảm bảo các căn cứ pháp lý trên bình diện chung, song song, cần chú trọng những đặc trưng của cơng tác quản lí ĐNGVTH ở vùng ĐBSCL theo yêu cầu đổi mới giáo dục từ các nội dung quản lí đội ngũ GVTH để có thể đáp ứng nhu cầu từ số lượng GV, chất lượng GVCNL trong việc thực hiện chương trình phổ thơng mới, trong công tác đảm bảo chất lượng GDTH.

3.2.5.3. Cách thực hiện

* Biện pháp 1: Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC cho đội ngũ GVCNL thực hiện công việc

Trước hết, các HT cần thấy được hoạt động quản lí tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho GV có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, là điều kiện tốt để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh. Theo nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, các HT hồn tồn tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tiết kiệm kinh phí để cải thiện điều kiện làm việc cho GV.

Về phòng học: Là nơi làm việc chủ yếu của GVCNL ở trường học, cần đảm bảo ánh sáng tự nhiên và trang bị ánh sáng đèn khi cần thiết; các trường cần lắp đặt hệ thống rèm cửa chống nắng hoàn chỉnh; có hệ thống quạt; có bảng chống lóa và có tủ đựng đồ dùng dạy học; trang bị bàn HS loại 2 chỗ ngồi để GVCNL thuận tiện trong việc dạy học và giáo dục theo phương pháp hiện đại.

Về phòng thư viện, phòng dạy thực hành: Đảm bảo rộng rãi, thống mát, có đủ sách, thiết bị để GV nghiên cứu, dạy học. Các trường phải có đủ cán bộ thư viện, cán bộ phụ trách thiết bị để phục vụ GVCNL trong hoạt động sư phạm một cách đầy đủ, chu đáo.

Về phòng dạy học có sử dụng đèn chiếu: Trong điều kiện phòng học chưa đạt chuẩn và nguồn kinh phí cịn eo hẹp, các trường chưa đủ điều kiện trang bị đèn chiếu đến từng phòng học, nhưng cũng cần trang bị 2 - 3 phịng học có sử dụng đèn chiếu để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng công nghệ thơng tin. Về phịng máy photocopy, máy in: để phục vụ tốt cho kiểm tra, đánh giá HS, ngoài việc trang bị máy photocopy, máy in cho GV làm đề kiểm tra.

* Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ hoạt động của Hội CMHS, GVCNL và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường

Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của sở giáo dục mà các trường tổ chức họp bàn, hình thành văn bản quy định những thành phần liên quan đến hoạt động giáo dục học sinh.

Trách nhiệm nhiệm chính thuộc về giáo viên chủ nhiệm, các thành phần giáo dục khác trong nhà trường phải có trách nhiệm hỗ trợ.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn giáo dục học sinh thông qua việc dạy học các bộ mơn, các GVBM phát hiện học sinh có vấn đề có thể báo cho GVCN để kịp thời xử lý; phối hợp với tổ chức Đoàn thể trong nhà trường cùng các tổ chức này tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình học sinh. Trong các kỳ họp phụ huynh học sinh giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt cho phụ huynh thấy rằng gia đình là một thành phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh cho nên gia đình phải phối hợp cùng nhà trường để cùng nhau giáo dục các em.

Biện pháp 3: Thực hiện tốt chế độ chính sách, động viên khen thưởng kịp thời đối với đội ngũ GVCNL

* Chăm lo đời sống vật chất cho đội ngũ giáo viên

Phòng Giáo dục & Đào tạo, nhà trường cùng các ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp giải quyết, thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách và các phúc lợi khác cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm như:

+ Thực hiện chế độ trả lương đúng thời hạn, thanh tốn chế độ cơng tác phí, chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ, kiêm nhiệm, nghỉ hè, nghỉ phép đầy đủ, kịp thời.

+ Thực hiện tốt chế độ tham quan, nghỉ dưỡng khám chữa bệnh định kỳ cho GV.

+ Có chế độ trợ cấp đối với những cán bộ, giáo viên có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Kịp thời tổ chức thăm hỏi gia đình có chuyện buồn, ốm đau, tai nạn. + Cần có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối với giáo viên có nhiều thành tích trong cơng tác bồi dưỡng thi học sinh năng khiếu, ôn kiểm tra định kỳ, giáo viên đạt các danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, nhà giáo ưu tú... nhằm khuyến khích, động viên họ hoạt động tốt hơn.

+ Có chế độ hợp lý cho đội ngũ giáo viên đi học nâng cao hoặc làm công tác nghiên cứu khoa học.

+ Khuyến khích và có chế độ thoả đáng động viên CB - GV trong việc học tập nâng cao trình độ, như: hỗ trợ học phí, tiêu chuẩn xét nâng lương, xét các tiêu chuẩn thi đua hàng năm.

+ Trong q trình thực hiện chế độ, chính sách cần đảm bảo sự cơng bằng, hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng việc.

* Chăm lo đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên

+ Thường xuyên quan tâm tìm hiểu nắm chắc tình hình của đội ngũ giáo viên cũng như hoàn cảnh của từng cán bộ giáo viên, kịp thời động viên khuyến khích cũng như kịp thời giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh.

+ Quan tâm chu đáo đến việc chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ giáo viên phối hợp với cơ sở y tế, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động, vệ sinh.

+ Không ngừng nâng cao các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí tạo sự thoải mái vui vẻ cho đội ngũ giáo viên. Phát triển phong trào ca hát, văn nghệ quần chúng, tổ chức các câu lạc bộ phát triển phong trào thể thao như cầu lơng, bóng bàn...để rèn luyện thân thể.

+ Nên tổ chức các chuyến đi thăm quan nghỉ mát, giao lưu văn hóa giữa các đơn vị trường trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh vào các dịp nghỉ hè, ngày kỷ niệm, ngày lễ tết.

+ Việc đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ luôn quan tâm đúng mức đến những cán bộ giáo viên có trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp phù hợp với năng lực, yêu cầu công tác và mức độ cống hiến làm cơng tác quản lí.

* Tạo mơi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên

Trước hết, các CBQL cần thấy được hoạt động QL tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho GV có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, là điều kiện tốt để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục HS.

CBQL cần tạo điều kiện cho hoạt động GD như phòng học, máy chiếu...Để tạo được điều kiện làm việc thuận lợi cho GV các CBQL cần có kế hoạch trang bị trong từng năm học; kế hoạch trang bị dài hạn trong vòng 2 - 3 năm. Nguồn tài chính có thể huy động thêm từ Hội Cha mẹ HS và các nhà tài trợ. Sau khi trang bị cũng cần có quy chế bảo quản, khai thác sử dụng hợp lý. 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Công tác chủ nhiệm lớp là một công việc do giáo viên kiêm nhiệm, họ chưa được đào tạo bài bản từ trường sư phạm nên thực tế đây là cơng việc rất khó khăn, vất vả và bận rộn, đòi hỏi ở người GVCN những tố chất cơ bản như: phẩm chất, năng lực, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm

Cần phải tranh thủ những chương trình, chính sách đầu tư hệ thống trường lớp của Tỉnh Vĩnh Long, cần phải có sự hỗ trợ nhiều nguồn lực từ các cấp quản lí của ngành.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí đội ngũ GVCNL ở trường TH huyện Tam Bình

Các biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ qua lại, có thể biểu diễn mối quan hệ giữa chúng bằng hình 3.1:

Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí đội ngũ GVCNL

Các biện pháp có mối quan hệ hữu cơ và mật thiết với nhau đáp ứng công tác quản lí đội ngũ GVCNL ở trường TH huyện Tam Bình. Hình 3.1 cũng thể hiện mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí đội ngũ GVCNL ở trường TH huyện Tam Bình theo u cầu đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục Việt Nam.

Tuyển chọn, bố trí đội ngũ GVCNL Nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội

ngũ GVCNL quản lí các điều kiện hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm Quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCNL

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm về tầm quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 112)