Bố trí GVCNL là sự chuẩn bị thận trọng, cơng phu, có tầm nhìn xa, có quan điểm rõ ràng trong sự đánh giá, lựa chọn đào tạo, sắp xếp đội ngũ, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn (Lưu Xuân Mới, 1998).
Việc bố trí, sắp xếp tổ chức đội ngũ GVCNL có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của nhà trường. Thơng qua việc bố trí đội ngũ GVCNL nhằm điều chỉnh, bổ sung về số lượng, chất lượng đội ngũ GVCNL giúp có được đội ngũ GVCNL đủ về số lượng, tốt về chất lượng.
Trong bố trí đội ngũ GVCNL cần bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bố trí đội ngũ GVCNL phải trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVCNL hiện có, dự kiến khả năng phát triển của nhà trường và tính đến khả năng bổ sung hoặc giảm bớt nếu cần thiết, tùy vào thực tế của nhà trường (Lưu Xuân Mới, 1998).
Bố trí, sắp xếp tổ chức đội ngũ GVCNL một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường sẽ luôn mang lại chất lượng mới cho đội ngũ GVCNL và đảm bảo sự đồn kết nhất trí trong tập thể lãnh đạo và trong tồn trường.
Bố trí tổng thể đội ngũ GV cần làm rõ số lượng, yêu cầu trình độ học vấn, cơ cấu chuyên môn của từng ngành đào tạo, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Việc phân cơng, bố trí GVCNL đầu năm cần:
- Căn cứ vào qui mô nhà trường: số học sinh, số lớp, số GVCNL hiện có.
- Cố gắng đảm bảo cho GVCNL theo liên tục ba năm liền đối với một lớp, trường hợp đặc biệt mới thay GVCNL.
- Đối với lớp mũi nhọn của nhà trường phải bố trí GVCNL là người có chun mơn vững vàng, phải dạy môn được chú ý đầu tư ở lớp đó.
- Đối với những lớp có học sinh "cá biệt", có nhiều học sinh yếu thì bố trí GVCNL cứng rắn, giàu kinh nghiệm trong công tác giáo dục, có những phẩm chất như: nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ.
Sử dụng GVCNL là phân công nhiệm vụ cho họ, cắt cử họ vào những vị trí cơng tác thích hợp, tạo những điều kiện thuận lợi để họ nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục đồng thời phát huy được khả năng lao động sáng tạo. Người xưa nói: “dụng nhân như dụng mộc”, dụng nhân khơng chỉ là một khoa học mà cịn là cả một nghệ thuật. Nó địi hỏi nhà tổ chức phải có nhãn
quan nhạy bén, có bộ óc sáng suốt và phải có “lịng trong, tâm sáng” để nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị của một con người. Từ đó đặt họ vào đúng vị trí mà xã hội đang cần để có thể phát huy triệt để năng lực của họ (Mai Quang Tâm, 2006).
Trong công tác sử dụng GVCNL, trước hết người HT phải tạo ra sự ổn định cần thiết đối với tổ chun mơn, nhóm chun mơn. Tiếp theo là hình thành các tổ chức theo quan hệ phối hợp để chỉ đạo các hoạt động chun mơn được tồn diện như ban hướng nghiệp, ban GD ngoài giờ lên lớp, ban lao động...Cuối cùng là lựa chọn và phân công hợp lý GVCNL ở các lớp và tham gia các hoạt động chuyên môn trên cơ sở năng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân.
Một vấn đề cũng cần được quan tâm trong việc sử dụng GVCNL là Hiệu trưởng cần tìm được sự thống nhất chung từ nguyện vọng của GVCNL, sự đề nghị, tham mưu của tổ chuyên môn, sự bàn bạc dân chủ với đại diện Ban Chấp hành Cơng đồn và Đồn Thanh niên từ đó mới đưa ra quyết định quản lí của mình. HT cần phân cơng cho các phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chun mơn, nhóm trưởng chun mơn giúp Hiệu trưởng quản lí thơng qua các biện pháp chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ hoạt động của các tổ chuyên môn hoặc tổ chủ nhiệm (nếu có).
Quản lí phân cơng GVCNL là khâu quan trọng trong quản lí đội ngũ GVCNL, vì có sắp xếp sử dụng hợp lý đúng người đúng việc mới tạo điều kiện cho từng GVCNL phát huy được khả năng của họ. Để làm tốt cơng tác này địi hỏi người Hiệu trưởng phải thật sự công bằng và khách quan nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của đội ngũ GVCNL và lợi ích HS, đồng thời hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục.