.Vị trí, vai trị của GVCNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 31)

Ở cấp tiểu học, thường giáo viên bộ môn chỉ có ở các mơn học đặc thù như Thể dục, Mỹ thuật, Hát nhạc, Ngoại ngữ, Tin học...(đối với trường có đủ giáo viên), cịn lại các mơn học khác ở mỗi lớp đều do một giáo viên dạy các mơn văn hóa phụ trách (nếu trường thiếu giáo viên đặc thù thì giáo viên văn hóa đảm nhiệm tất cả các môn học). Công tác của giáo viên văn hóa cấp tiểu học có tính đặc thù của nó: giáo viên vừa đảm đương việc giảng dạy tất cả các môn học, vừa đảm đương việc giáo dục học sinh trong nội khoá và ngoại khố, trong trường và ngồi trường, vừa đảm đương việc quản lí tồn diện học sinh trong mối quan hệ với các lớp khác, với bộ phận lãnh đạo của nhà trường, với gia đình và xã hội. Như vậy, giáo viên cấp tiểu học phải thực hiện các chức năng dạy học, giáo dục, quản lí trong sự thống nhất với nhau. Họ trở thành người giáo dục chủ yếu, người gần gũi nhất đối với trẻ em lần đầu tiên bước vào ngưỡng cửa nhà trường, dẫn dắt các em đi vào thế giới khoa học; giúp đỡ, hướng dẫn các em nhận thức và giải thích các hiện tượng của thế giới chung quanh; dạy các em biết sống và làm việc trong tập thể mới của lớp; hình thành ở các em những cơ sở đầu tiên của thế giới quan khoa học và các phẩm chất đạo đức của con người mới.

Các giáo viên bộ mơn đặc thù có trách nhiệm tổ chức việc dạy và học các mơn mà mình phụ trách, và qua đó, góp phần tích cực nhất vào việc giáo dục cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và những phẩm chất đạo đức của con người lao động mới làm chủ tập thể. Song do tính chất của mơn học và khối lượng thời gian dành cho việc học từng môn

ở từng lớp, một giáo viên bộ mơn có thể phải đảm đương cơng tác giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau nên khó quán xuyến, gần gũi với từng đối tượng học sinh. Vì vậy, giáo viên văn hóa sẽ là người đứng ra phối hợp hoạt động của tất cả các giáo viên giảng dạy trong cùng một lớp nhằm đảm bảo được sự tác động giáo dục thống nhất, và họ chính là giáo viên chủ nhiệm.

GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước và mục tiêu, kế hoạch của ngành giáo dục và đào tạo trong một lớp học - đơn vị cơ bản của nhà trường (Phạm Minh Hạc, 2014).

GVCNL là người trực tiếp quản lí giáo dục tồn diện học sinh trong một lớp học: cụ thể hoá mục tiêu, kế hoạch và chương trình hành động của nhà trường ở từng lớp học. GVCNL có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, đơn đốc và kiểm tra các hoạt động của lớp mình, chịu trách nhiệm trước nhà trường và hội đồng nhà trường về chất lượng giáo dục tồn diện của lớp mình (Phạm Minh Hạc, 2014).

GVCNL là đầu mối của sự phối hợp trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trong lớp học, thống nhất mối liên hệ và mọi tác động giáo dục, liên kết, phối hợp với giáo viên bộ mơn, tổ chức Đồn – Đội, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh trong lớp (Phạm Minh Hạc, 2014).

GVCNL là cầu nối giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác với tập thể học sinh và mỗi cá nhân học sinh, là người truyền đạt và tổ chức thực hiện những kế hoạch, nội qui, nền nếp, các chỉ thị, yêu cầu của Hiệu trưởng đến từng học sinh trong lớp học. Đồng thời GVCNL cũng báo cáo cho Hiệu trưởng những thông tin từ phía học sinh, phản ánh kịp thời và đầy đủ diễn biến của tập thể học sinh và từng cá nhân học sinh về những tâm tư nguyện vọng, đề đạt kiến nghị của học sinh để giúp Hiệu trưởng quản lí có hiệu quả hơn (Lưu Xn Mới, 1998).

GVCNL còn phải biết dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện và khả năng của từng học sinh.

Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện mục tiêu phát triển con người theo yêu cầu của xã hội, giáo dục và đào tạo phải được thực hiện với một cơ chế mở, mà giáo dục nhà trường không phải là lực lượng duy nhất. Nhưng giáo dục của nhà trường phải giữ vai trò điều tiết, định hướng cho các lực lượng xã hội khác thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần xây dựng môi trường sư phạm thống nhất, các lực lượng xã hội trong giáo dục bao gồm nhà trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)