Nhóm biện pháp quản lí việc thực thi nhiệm vụ của GVCNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 109 - 112)

3.1.3 .Nguyên tắc tính thực tiễn

3.2. Các nhóm biện pháp nâng cao hiêu quả quản lí đội ngũ GVCNL ở

3.2.3. Nhóm biện pháp quản lí việc thực thi nhiệm vụ của GVCNL

3.2.3.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp

Quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCNL là hướng đến giải quyết vấn đề “Làm gì?” và “Như thế nào?” Lao động của GVCNL là một dạng của lao động quản lí nên quản lí tốt lao động của GVCNL giúp họ biết làm việc khoa học, năng động, sáng tạo có ý nghĩa là một nhân tố tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung

Người GVCNL trước hết phải thực hiện tốt nhiệm vụ của người thầy giáo nói chung đó là mẫu mực về đạo đức, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nắm vững mục tiêu giáo dục và đào tạo, kế hoạch và chương trình hoạt động của nhà trường (gồm mục tiêu cấp học, chỉ thị của ngành, chương trình giảng dạy các mơn học, kế hoạch năm học của nhà trường, các văn bản hướng dẫn liên quan đến vấn đề giáo dục và dạy học) để có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục.

Ngồi cơng tác chủ nhiệm lớp, người GVCNL cịn đảm nhận giảng dạy một mơn học ở lớp mình và các lớp khác do đó cần xác định rằng giảng dạy tốt là điều kiện cần thiết để tạo ra uy tín của người GVCNL trước tập thể và cá nhân học sinh, làm tăng hiệu quả của công tác chủ nhiệm.

3.2.3.3. Cách thực hiện

* Biện pháp1: quản lí xây dựng kế hoạch GVCNL

Trước khi tiến hành xây dựng kế hoạch, CBQL phải xem xét tình hình cụ thể của nhà trường về nhân lực, vật lực, tài lực, đặc điểm học sinh, những thuận lợi cũng như khó khăn của trường mình.

Căn cứ vào sự đánh giá trên mà CBQL tiến hành xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, phân cơng phân nhiệm cho các đối tượng. Đó là kế hoạch cấp trường.

Từ kế hoạch của trường từng giáo viên chủ nhiệm mới dựa vào đó mà xây dựng kế hoạch cho từng lớp mình chủ nhiệm. Kế hoạch chủ nhiệm lớp có nhiều loại để phục vụ cho từng mục đích nhất định như kế hoạch theo năm, tháng, tuần.

Hiệu trưởng sẽ phân cơng trách nhiệm quản lí hướng dẫn, phê duyệt, kiểm tra đánh giá kế hoạch cho khối trưởng chủ nhiệm để phát huy tối đa vai trò của khối trưởng chủ chủ nhiệm.

Hiệu trưởng cần giám sát hoạt động xây dựng của học sinh thường xuyên chứ khơng giao khốn hồn tồn cho khối chủ nhiệm để tránh tiêu cực.

* Biện pháp 2: Tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, giáo dục của GVCNL

Xác định mục đích của việc kiểm tra đánh giá trước khi tiến hành kiểm tra đánh giá hoạt động chủ nhiệm.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất hoạt động chủ nhiệm lớp. Tùy theo tình hình thực tiễn của mỗi trường mà CBQL sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch cho phù hợp.

Xác định nội dung kiểm tra, có thể kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề.

Tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể theo từng mảng nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp. Kiểm tra đánh giá phải có tiêu chí cụ thể để đảm bảo đánh giá đúng thực trạng của hoạt động.

Để đảm bảo tính cơng bằng CBQL sẽ thành lập ban kiểm tra tạm thời và kiểm tra chéo với các khối chủ nhiệm khác.

Tham dự các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp của GVCN cũng là một hình thức kiểm tra khơng chính thức hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Ghi chép biên bản các buổi kiểm tra để sau này có tư liệu đánh giá kết quả thi đua.

Kiểm tra khơng nhằm mục đích khiển trách mà là đánh giá những mặt nào được, những mặt nào cịn hạn chế để có hướng điều chỉnh. Bên cạnh đó cũng cần trao đổi rút kinh nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm. Không nên tạo áp lực cho giáo viên khi tiến hành kiểm tra, đánh giá để họ yên tâm công tác.

Sau khi đánh giá CBQL cần tổ chức khen thưởng đối với những giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời nhắc nhở, phê bình tùy theo mức độ đối với những giáo viên khơng hồn thành nhiệm vụ.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có những GVCNL đi đầu, có đủ trình độ, năng lực, nghiệp vụ để giúp Hiệu trưởng quản lí hoạt động của đội ngũ GVCNL.

Phải biết phối hợp linh động các biện pháp và hình thức quản lí phù với điều kiện, đặc điểm của đơn vị và từng giai đoạn nhất định.

Cần nắm vững cơ sở khoa học, nguyên tắc, các phương pháp, biện pháp kỹ thuật, nội dung cụ thể để kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)