.Nguyên tắc tính mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 100)

Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển GD&ĐT: “Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người ...Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc QL, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp GD để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay và thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Chỉ thị số 1737/CT- BGDĐT, ngày 15/5/2018 của Bộ GD&ĐT về tăng cường cơng tác quản lí và nâng cao đạo đức nhà giáo thì việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng GV trở thành một nhu cầu bức thiết đòi hỏi người CBQL giáo dục phải hết sức quan tâm, đặt công tác này vào vị trí trung tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3.1.2.Nguyên tác tính hệ thống

Hệ thống biện pháp phải đồng bộ, cân đối, đồng thời phải xác định được yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ưu tiên hợp lý. Cần đảm bảo các giải pháp không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biệnchứng chặt chẽ và tạo thành một hệ

thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lí.

3.1.3.Nguyên tắc thực tiễn

Hệ thống biện pháp phải thiết thực, phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và có tính khả thi, phù hợp với khả năng và điều kiện giáo dục thực tế tại các trường TH huyện Tam Bình.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lí đề xuất phải được xuất phát từ thực tiễn quản lí đội ngũ GVCNL, điều kiện cơ sở vật chất, tình hình đội ngũ cán bộ nhà trường. Các biện pháp quản lí phải là sự thể hiện, cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước và nhà trường.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp địi hỏi biện pháp quản lí đề xuất phải sát với thực tế giáo dục của nhà trường, các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lí với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao và thực hiện có hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tắc tính hiệu quả

Biện pháp phát triển đội ngũ GVCNL trường TH phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu quản lí trường TH với chất lượng và hiệu quả cao, đảm bảo tốt cho nhà trường hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó nâng cao chất lượng và hiệu quả GD toàn diện của trường TH là mục tiêu hàng đầu.

3.2. Các nhóm biện pháp nâng cao hiêu quả quản lí đội ngũ GVCNL ở các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm ở trường TH

Sử dụng các hình thức tổ chức phong phú, đa đạng, nội dung, thiết thực đi sâu vào bản chất, dễ tiếp cận nhằm khắc phục những hiểu biết phiến diện, nhận thức sai lệch về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên trong bộ máy nhà trường về công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính tự giác, tự nguyện, tâm huyết của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác chủ nhiệm lớp. Tạo sự đồng thuận, huy động sự hợp tác cao nhất của tất cả các lực lượng giáo dục trong thực hiện công tác GVCN.

Nâng cao năng lực quản lí cho CBQL đối với các công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Công tác phát triển đội ngũ GVCNL là thực hiện công tác quy hoạch, sử dụng, bố trí, kiểm tra đánh giá đội ngũ GVCNL đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đây nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác CB, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung

Để thống nhất nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về công tác phát triển đội ngũ GVCNL trường TH thì các ngành các cấp tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các thể chế, quy chế, quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; cơ chế, chính sách...;

Cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; phân cấp, phân quyền về tổ chức cán bộ; trực tiếp định hướng, chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng GVCNL các trường TH… Từ đó, nhận thức của CBQL, GV trường TH được thống nhất về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GVCNL trường TH trong thời kỳ mới.

Quán triệt công tác phát triển đội ngũ GVCNL trường TH là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của nhà trường. Trên cơ sở thống nhất nhận thức, phải đề ra các chủ trương, biện pháp, hướng đi để thực hiện công tác phát triển đội ngũ GVCNL trường TH cho phù hợp với thực tế nhà trường.

3.2.1.3. Cách thực hiện

*Biện pháp 1: Xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của

người GVCN lớp đối với việc giáo dục học sinh bậc TH

Thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng cần tiến hành các công việc sau đây:

- HT thông qua các phiên họp Liên tịch, Hội đồng sư phạm phân công nhiệm vụ, chuyên môn phổ biến cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Khẳng định nhiệm vụ của người thầy không chỉ là người dạy chữ mà còn phải là nhà giáo dục; là nhà quản lí - quản lí học sinh trong giờ dạy của mình và phối hợp với GVCN trong việc giáo dục học sinh.

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tồn trường tìm hiểu các tài liệu, các văn bản của ngành, của sở quy định về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Nếu điều kiện khó có thể tập huấn tập chung thì có thể in ấn các tài liệu giao cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên tìm hiểu theo nhóm, tổ và u cầu viết thu hoạch.

- HT đề cao vai trò của GVCNL; đề ra những yêu cầu đối với công tác chủ nhiệm; xác định GVCNL là người trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, là người tổ chức hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu nguyện vọng của các em và bằng tấm gương nhân cách của mình tác động đến việc hình thành phẩm chất đạo đức nhân cách của học sinh.

- HT quán triệt, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của các lực lượng trong và ngồi trường về cơng tác chủ nhiệm. Theo đó, giúp họ hiểu được, GD cho HS là nhiệm vụ của toàn xã hội và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường.

* Biện pháp 2: Tổ chức toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp

Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức các hội nghị, hội thảo, toạ đàm chuyên đề để các GVCNL trao đổi, thảo luận với nhau về một chủ đề, một tình huống, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, ý tưởng, biện pháp giáo dục.

Hiệu trưởng mời những chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo ưu tú để trò chuyện giao lưu. Qua đó, một mặt phổ biến kinh nghiệm, những biện pháp hay của những giáo viên đã thực hiện thành cơng trong q trình giáo dục học sinh, nhất là những học sinh cá biệt, mặt khác qua đó cùng làm tăng thêm nhận thức cho giáo viên về vị trí, vai trị và tầm quan trọng, trách nhiệm của bản thân đối với công tác chủ nhiệm lớp.

Tổ chức toạ đàm, hội thảo chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm là một hình thức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ một cách đơn giản, tiết kiệm mà thiết thực. Hiệu trưởng các trường TH cần vận dụng theo thực tế của trường và chọn bố trí theo những thời điểm phù hợp, thuận tiện nhất.

* Biện pháp 3: Xây dựng phong trào thi đua trong công tác chủ nhiệm lớp

Đây là biện pháp tác góp phần động vào nhận thức của tập thể sư phạm về công tác chủ nhiệm lớp, tạo động lực cho GVCNL phấn đấu làm việc. Thực hiện biện pháp này, người HT cần:

- Xây dựng hệ thống tiêu chí tiêu chí thi đua khen thưởng của trường mình. Các tiêu chí thi đua phải cụ thể, rõ ràng, khoa học sát với thực tiễn và phải được công khai dân chủ. HT cần nêu rõ mục tiêu, yêu cầu đạt được và phải lượng hóa các tiêu chí, có thể tính bằng điểm.

- Tổ chức nhận xét, đánh giá theo quy trình và xếp loại thi đua một cách cơng khai, dân chủ và lấy đó làm căn cứ để xếp loại giáo viên cuối học kỳ, cuối năm học và đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên đồng thời cũng là căn cứ phân loại chất lượng Đảng viên.

- Đánh giá ưu, nhược điểm của đội ngũ GVCN, giúp giáo viên thấy rõ, nhận thức đúng hơn, rõ vấn đề hơn những việc mà họ làm được và chưa làm được. HT cần lưu ý việc đánh giá phải thực chất, cơng bằng, khách quan, tránh hình thức và “bệnh thành tích”, tránh thiên vị tình cảm, né tránh đặc biệt kiên quyết tránh quan điểm “cào bằng” làm mất ý nghĩa của thi đua.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện nhóm biện pháp

Cán bộ quản lí nắm bắt rõ các văn bản về chủ trương, nghị quyết của Đảng, của ngành để triển khai.

Có sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng; sự phối hợp hoạt động chặt chẽ của Đảng, chính quyền, đồn thể và toàn thể cán bộ giáo viên.

Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho giáo viên trong các hoạt động.

3.2.2. Nhóm biện pháp nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ

GVCNL

3.2.2.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp

Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực cơng tác và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.

Giúp đội ngũ giáo viên nắm vững phương pháp dạy học và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT.

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có năng lực nghiên cứu khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy, giáo dục HS.

Người hiệu trưởng kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng kế

hoạch chiến lược về công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên chủ nhiệm; khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng….

Công khai kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ phận, các cá nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia vào khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, hiệu quả

Vận dụng các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ phù hợp với khả năng nhà trường; đề xuất, kiến nghị với Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Long hỗ trợ kinh phí cho giáo viên chủ nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để làm tròn được nhiệm vụ này, người giáo viên chủ nhiệm cần phải phát huy năng lực tự học, tự nâng cao trình độ. Người hiệu trưởng cần tạo điều kiện, xây dựng phong trào để các giáo viên chủ nhiệm tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác tự học, tự nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.2.3. Cách thực hiện

* Biện pháp 1: Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ nghề nghiệp

Chú trọng công tác bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ GVCNL và thường xuyên tổ chức có hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong đội ngũ GVCNL.

Thực hiện cơng tác bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất chính trị và đạo đức Nhà giáo trong đội ngũ GVCNL bằng cách thường xuyên quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Ngành, của địa phương và của trường. Làm cho mỗi giáo viên ngồi chức trách của mình phải đồng thời là những tấm gương mẫu mực, những tuyên truyền viên tích cực về đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chỉ thị, Nghị quyết về Giáo dục - Đào tạo cho quần chúng, cho học sinh, cho gia đình, có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những cán bộ, giáo viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, tự do vô kỷ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm và có những thái độ, hành vi làm tổn hại đến danh dự nghề giáo - nghề dạy học.

Thường xuyên quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Ngành, của địa phương và của nhà trường

Thường xuyên triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 33/2006/CT với bốn nội dung “nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, với vi phạm đạo đức nhà giáo và với tình trạng học sinh khơng đạt chuẩn lên lớp”.

Định kỳ, lãnh đạo nhà trường trực tiếp hoặc mời báo cáo viên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, nghe thời sự, học tập các chỉ thị của Đảng, Nhà nước của địa phương với nhiều hình thức đổi mới.

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức đồn thể quần chúng, gia đình và xã hội trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống, phòng chống các tệ nạn xã hội cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

Động viên khuyến khích đội ngũ GVCNL tích cực tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong nhà trường.

Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp đều có tơn chỉ, mục đích rõ ràng và đều có ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị của từng cán bộ, giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường, giúp người giáo viên chủ nhiệm lớp có ý thức cao hơn và ln thể hiện tính tiên phong trong cơng việc.

* Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực sư phạm và nghiệp vụ quản lí cho

Hiệu trưởng cần quan tâm nhiều hơn việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các khâu soạn giáo án, thực hiện chương trình, sinh hoạt tổ chun mơn, dự giờ và hội giảng. Tập trung chỉ đạo để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đạt hiệu quả thiết thực.

Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề của từng bộ môn. Tổ chuyên môn phân công một GV hay một nhóm GV nghiên cứu chuyên sâu một chuyên đề nào đó rồi trình bày cho các GV cịn lại. Tổ chun môn thẩm định, đánh giá và vận dụng; thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ GD – ĐT.

Tổ chức cho GV tham gia bồi dưỡng các lớp thay sách, tiếp thu nội dung mới, trên cơ sở đó tổ chức bồi dưỡng tiếp cho các GV còn lại. Cần giúp đỡ GV mới ra trường, GV yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách hướng dẫn thiết kế bài dạy, tăng cường dự giờ thăm lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)