ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG

Một phần của tài liệu Giáo án lý 9 - cả năm (Trang 150)

II. Chiều của lực điện từ Quy tắc bàn tay trái.

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.

2. Kĩ năng:

- Nắm được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bi:

1. Giáo viên:

- Bộ thí nghiệm biến đổi thế năng thành động năng.

2. Học sinh:

- Ôn lại các kiến thức có liên quan.

III. Tiến trình tổ chức day - học:1. Ổn định: (1’) 1. Ổn định: (1’)

Lớp: 9 Tổng: Vắng:

2. Kiểm tra: (4’)

Câu hỏi: nêu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng?

Đáp án: ta nhận biết được một vật có năng lượng khi nó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng). Và ta nhận biết được điện năng, quang năng, hóa năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.

3. Bài mới:

Trợ giúp của GV TG Hoạt động của HS

Hoạt động 1: (20’)

GV: làm TN cho HS quan sát

I. Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng Cơ - Nhiệt - Điện: 1. Biến đổi thế năng thành động

năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng:

a, Thí nghiệm:

Trợ giúp của GV TG Hoạt động của HS

HS: quan sát và thảo luận với các câu hỏi từ C1  C3

Đại diện các nhóm trình bày

Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này

HS: đọc kết luận 1 trong SGK

GV: cho HS quan sát thí nghiệm hình 60.2

HS: quan sát và trả lời các câu C4 + C5 GV: gọi HS khác nhận xét

HS: nhận xét, bổ xung cho nhau

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này

HS: đọc kết luận 2 trong SGK

C1:

- Khi viên bi chuyển động từ A đến C:

Thế năng  Động năng. - Khi viên bi chuyển động từ C đến

B:

Động năng  Thế năng. C2: thế năng tại điểm A lớn hơn thế

năng tại điểm B. C3:

- Thiết bị thí nghiệm trên không cho ta thêm năng lượng so với ban đầu.

- Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài cơ năng còn có nhiệt năng.

b, Kết luận 1:

SGK

2. Biến đổi cơ năng thành nhiệt năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng: * Thí nghiệm:

Hình 60.2 C4:

- Với máy phát điện: Cơ năng  Điện năng. - Với động cơ điện: Điện năng  Cơ năng.

C5: Thế năng của quả A lớn hơn thế năng của quả B. Có sự hoa hụt cơ năng vì 1 phần cơ năng đã

chuyển hóa thành nhiệt năng. * Kết luận 2:

SGK Hoạt động 2: (5’)

GV: cung cấp thông tin về định luận bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

II. Định luận bảo toàn năng lượng: SGK

Trợ giúp của GV TG Hoạt động của HS

HS: nắm bắt thông tin

Hoạt động 3: (8’) HS: suy nghĩ và trả lời C6

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C6 HS: suy nghĩ và trả lời C7

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C7

III. Vận dụng:

C6: trong quá trình chuyển hóa năng lượng của động cơ có 1 phần bị chuyển hóa thành nhiệt năng. Vì thế năng lượng bị hao hụt dần, do đó không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu.

C7: khi dùng bếp củi cải tiến có vách ngăn thì nhiệt thoát ra môi trường ít hơn so với bếp củi thông thường, do đó dùng bếp cải tiến tốn ít củi hơn so với bếp thông thường.

4. Củng cố: (5’)

- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.

     

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết: 67

Một phần của tài liệu Giáo án lý 9 - cả năm (Trang 150)