1.4.1.Vai trò của xãhội hóa hoạt động giáo dục đối với việc phát tri ển sự nghiệp giáo dục-đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

VIỆC PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NÓI CHƯNG VÀ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI NĨI RIÊNG

1.4.1.Vai trị của xã hội hóa hoạt động giáo dục đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo

Như phần trên đã đề cập, xã hội hóa giáo dục là yêu cầu xuất phát từ bản chất xã hội vốn có của giáo dục, một tư tưởng chiến lược lâu dài, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển dáo dục ở nước ta. Xã hội hóa giáo dục là động lực để vừa mở rộng quy mô phát triển, vừa nâng cao chất lượng dáo dục đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc đổi mới đất nước. Xã hội hóa giáo dục thực chất là một cuộc vận động lớn có tính chất tồn xã hội để xây dựng một nền giáo dục Việt Nam chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đào tạo nên những con người có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xã hội hóa giáo dục vừa là tư tưởng chỉ đạo, vừa là giải pháp có tính khả thi để đưa giáo dục Việt Nam phát triển.

Ở đây, chúng tơi nhấn mạnh vai trị của xã hội hóa hoạt động giáo dục đối với việc phát triển quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng một xã hội học tập.

a) Xã hội hóa hoạt động giáo dục góp phần phát triền quy mơ giáo dục Thực hiện đa dạng hóa các hình thức giáo dục, các loại hình trường lớp, quy mơ giáo dục ngày càng phát triển. Việc mở rộng các hình thức giáo dục phi chính quy bên cạnh các hình thức chính quy, phát triển các loại hình bán cơng, dân lập, tư thục bên cạnh trường cơng lập vốn là hình thức độc tôn trước đây đã mở ra khả năng huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mè hơn, thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

đào tạo.

Trong rất nhiều tồn tại của giáo dục Việt Nam hiện nay, vấn đề chất lượng giáo dục luôn là nỗi bức xúc, gây mối quan tâm sâu sắc trong dư luận xã hội. Xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quan trọng sấp phần nâng cao chất lượng 2Iáo dục-đào tạo. Xã hội hóa giáo dục tạo nên nhừns thuận lợi cho việc tổ chức quá trình giáo dục của nhà trường để làm nên chất lượng. Điều này thể hiện bằng việc huy động toàn xã hội tham gia vào việc cụ thể hóa mục tiêu dáo dục, việc cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho sự phát triển nhân cách trẻ, tạo điều kiện tăng cường vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong lúc ngành giáo dục đang gặp khó khăn thI thực hiện xã hội hóa giáo dục bằng việc đa dạng hóa các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng các quỹ khuyến học, khuyến tài...thực sự tác động đến chất lượns giáo dục. Đặc biệt, xà hội hóa giáo dục sẽ góp phần tăng cường lực lượng của người dạy và người học, phát triển yếu tố con người trong giáo dục, phát huy tiềm năng giáo dục ở người dạy và người học. [32-tr.26]

c) Xã hội hóa hoạt động giáo dục để xây dựng một xã hội học tập

Xã hội hóa giáo dục tạo lập một phong trào học tập sâu rộng trons toàn xã hội, vận động toàn dân, trước hết là thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập thường xuyên, học tập Liên tục, học tập suốt đời, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập, mọi người làm việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt hơn. Xã hội hóa giáo dục nhằm mục tiêu "giáo dục cho mọi người". Muốn giáo dục cho mọi người thI mọi người phải tham gia công tác giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục tạo ra xã hội học tập, thực hiện sự bình đẳng về cơ hội học tập, cơ hội hưởng thụ giáo dục cho tất cả mọi người, giúp cho con em các gia đình nghèo khó, các gia đình chính sách được đi học, khắc phục tình trạng bỏ học vI những lý do tài chính, đảm bảo cho những ai muốn đi học đều có cơ hội đến trường, có nơi học tập, mọi người đều được học, được nâng cao trình độ, tiếp cận với những vấn đề mới, áp dụng được tiến bộ khoa học vào đời

sống hàng ngày .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)