2.1.VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN QUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Nghị định 03-CP ngày 6-1-1997 của Chính phủ trên cơ sở tồn bộ diện tích của các xã Thạnh Lộc, An Thơi Đông, Tân Thơi Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thơi Nhất và một phần của hai xã Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Mơn trước đây. Hiện nay quận 12 có 10 phường là An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Thơi Nhất, Tân Chánh Hiệp, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Tân Thơi Hiệp, Hiệp Thành, Thơi An và Trung Mỹ Tây. Tổng diện tích đất tự nhiên là 5.205 ha, dân số 176.797 người.

Trong lịch sử mở cõi của người Việt, vùng đất Hóc Mơn-Bà Điểm được khai phá từ rất sớm. Ngay từ năm 1623, khi Chúa Nguyễn lập đồn thu thuế thI cư dân sống tại vùng này đã khá đông. Dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Hóc Mơn thuộc huyện Tân Bình vào năm 1698. Khi huyện Tân Bình đổi thành phủ (vào năm 1808) gồm 4 huyện thI Hóc Mơn thuộc huyện Bình Dương. Năm 1841, khi nhà Nguyễn lập huyện Bình Long thI Hóc Mơn thuộc huyện mới này. Sau khi chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp đặt ra các đơn vị hành chính mới trên vùng đất chúng cai trị gọi là hạt rồi hạt tham biện. Hóc Mơn thuộc hạt tham biện Sài Gòn. Dù thuộc hạt tham biện Sài Gịn nhưns Hóc Mơn vẫn là vùng nơng thơn. Chính quyền thuộc địa xây dựng quốc lộ 22 chạy qua Hóc Mơn lên Tây Ninh, sang Phnơm Pênh phục vụ chính sách bóc lột thuộc địa. Khi Mỹ xâm lược nước ta bằng chính sách thực dân mới tại miền Nam, chúng cho xây dựng xa lộ Đại Hàn (ngày nay gọi là xa lộ vành đai ngoài) chạy ngang qua huyện Hóc Mơn từ Đơng sang Tây. Nhiều Liên tỉnh lộ nối Sài Gịn với các tỉnh miền Đơng cũng được xây dựng nhưng tất cả các cơng trình dao thôns này chỉ nhằm phục vụ các mục tiêu chiến lược của Mỹ và chính quyền ngụy chứ khơng phải để đơ thị hóa và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc Sài Gòn. Lịch sử của vùng đất này trong hơn 100 năm qua đã khẳng định truyền thống anh hùng cách mạng và truyền thống hiếu học của nhân dân địa phương. Đây là

vành đai đỏ của cách mạng với nhiều địa danh đã đi vào lịch sử như Bà Điểm- An Phú Đông... [74- Tr.340]

Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, quận 12 đang trên đà đơ thị hóa nhanh chóng. Khi chuyển từ một vùng nơng thơn nghèo sang quận nội thành, quận 12 gặp khơng ít khó khăn. Riêng về mặt giáo dục-đào tạo, quận 12 đứng trước mâu thuẫn rất lớn là sự mất cân đối nghiêm trọng về mạng lưới trường lớp so với yêu cầu phát triển giáo dục ngày một tăng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và thành phố. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học... thiếu thốn và xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều trường học khơng có thư viện, phịng thí nghiệm, phịng bộ mơn và các phịng chức năns khác. Cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.2. NHẬN THỨC CỦA CÁC CÁP, CÁC NGÀNH TRONG QUẬN 12 VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 12 VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Xác định chọn giáo dục là khâu đột phá then chốt, là nền tảng phát triển kinh tế-xã hội của một quận đang trên đà đơ thị hóa, Đảng bộ và nhân dân quận 12 đã nhận thức rõ: đê giải quyết bài toán giáo dục, cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Sau khi thành lập quận, một trong những nghị quyết sớm nhất của Quận ủy quận 12 là Nghị quyết về Chương trình hành động của tồn Đảng bộ và nhân dân quận thực hiện Nghị quyết TƯ II về công tác giáo dục-đào tạo. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của một quận mới thành lập, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân quận 12 đã xác định 4 chương trình trọng tâm: chương trình phổ cập trung học cơ sở; chươns trình bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên; chương trình bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo dục và học tập; chương trình nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới cơ sở vật chất trường học.

Chương trình hành động vI giáo dục-đào tạo của quận 12 vào tháng 6- 1997 khẳng định nhận thức sâu sắc của cấp ủy Đảng, chính quyền quận về vai trị của giáo dục-đào tạo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, về sự phát triển của giáo dục trong xu thế phát triển của đất nước, của thời đại. Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ quận 12, nhận thức của các đoàn thể, các tầng lớp nhân

dân về xã hội hóa giáo dục ngày càng sâu rộng và đồng bộ. Nhân dân thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai, hạnh phúc của dân tộc và mỗi người phải chủ động, tự nguyện tham gia đóng góp tài lực, vật lực để phát triển giáo dục.

Kết quả khảo sát 100 phiếu trưng cầu ý kiến, trong đó có 62 cán bộ quản lý giáo dục đang cơng tác tại quận 12 (từ Trưởng, Phó Phịng GD-ĐT quận, chuyên viên phụ trách các ngành học của Phòng GD-ĐT, đến Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường Trung học phổ thơng, Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường Khuyết tật, Trung tâm dạy nghề); lo nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu; 16 đồng chí lãnh đạo các đồn thể (Cơng đồn giáo dục, Hội Khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến bình);12 đồns chí lãnh đạo Đảng và chính quyền quận 12 cho thấy:

2.2.1. Nhận thức về xã hội hóa giáo dục

Khảo sát về quan niệm thế nào là xã hội hóa hoạt động giáo dục:

Qua số liệu khảo sát cho thấy, đại đa số ý kiến được hỏi cho rằng xã hội hóa giáo dục khơng chỉ là huy động đóng góp tiền của xây dựng cơ sở vật chất

cho giáo dục, mà là phát huy mọi khả năng có thể của tồn dân, tồn xã hội tham gia làm giáo dục; tổ chức tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; phát huy trách nhiệm, vai trò của nhà trường đối với xã hội.

Khảo sát về ý nghĩa, tầm quan trọng của xã hội hóa hoạt động giáo dục:

Như vậy có thể thấy, đa số đối tượng được khảo sát cho rằng xã hội hóa giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương quận 12.

2.2.2. Nhận xét về các giải pháp thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục giáo dục

Đa số các đối tượng được khảo sát cho rằng 6 biện pháp có tác dụns nhất để thực hiện xã hội hóa giáo dục có hiệu quả. bao gồm:

Trong những giải pháp trên, các giải pháp 1,2.3.4 được nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)