2.3.THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI XÃHỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI QUẬN 12, THÀNH PHÔ Hồ CHÍ MINH
2.3.3. Những bài học từ thực tiễn xãhội hóa hoạt động giáo dục ở quận
ở quận 12
Có thể khẳng định rằng, những năm qua, việc thực hiện xã hội hóa giáo dục trên địa bàn quận 12 thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đạt được những kết quả rất tốt, với một số kinh nghiệm đáng quý.
Đạt được kết quả đó trước hết là nhờ có đường lối, chủ trương và những chính sách đúng đắn của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, nhờ sự quan tâm đầy trách nhiệm của Đảng bộ và chính quyền quận 12 trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự năng động. nỗ lực, tích cực của đội ngũ quản lý giáo dục và giáo viên, sự phối hợp và hỗ ượ hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể và lực lượng xã hội vI mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài". Tuy nhiên, việc thực hiện xã hội hoa giáo dục ở quận 12 vẫn còn một số mặt hạn chế như đã đề cập. Nguyên nhân chính trước hết là do điều kiện khách quan về vị trí địa lý của một quận ven nghèo vừa thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn. xuống cấp. Nhân dân ở đây tuy có truyền thống cách mạng, hiếu học nhưng cịn nghèo, trình độ dân trí thấp nên việc huy động sự đóng góp, đầu tư cho con em ăn học cịn hạn chế. Ngồi ngành mầm non, các trườns dân lập, tư thục chưa phát triển ở các bậc học khác. Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục là một cuộc vận động rộng lớn có tính chất tồn xã hội nhưng hiện nay Nhà nước vẫn chưa có cơ chế phân định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong xã hội tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, còn tùy ở nhận thức và sự tự giác của mỗi người. Vì vậy, hiệu quả xã hội hóa hoạt động giáo dục cịn hạn chế.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và qua điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả hơn chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa bàn quận 12.