Đa dạng hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

1.6.CON ĐƯỜNG ĐỂ THỰC HIỆN XÃHỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO D ỤC

1.6.3. Đa dạng hóa giáo dục

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thế giới và yêu cầu đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp giáo dục cũng phải phát triển theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực hiện mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài. Yêu cầu của giáo dục-đào tạo trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường là đào tạo những người có đầy đủ năng lực để đáp ứng những yêu cầu nghiêm khắc của thị trường. Đó là những người có năng lực cạnh tranh, năng lực khoa học công nghệ, năng lực tIm tịi, sáng chế, phát Minh, có lối sống năng động, tự chủ, sáng tạo, có khả năng tIm việc làm và làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phấn đấu vI mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn Minh". Giáo dục trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế. Nước ta từ chỗ chủ yếu chỉ có hai thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế có nhiều thành phần. Giáo dục-đào tạo cũng phải hướng đến đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các thành phần kinh tế, phải tạo ra thị trường lao động có chất lượng cao về mọi mặt. "Đầu ra" của giáo dục không phải chỉ vào "biên chế", thành "công chức" Nhà nước mà là đội ngũ lao động chủ lực ở mọi thành phần kinh tế khác nhau. Điều đó tất yếu dẫn đến sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Có hai nội dung cơ bản nhất của đa dạng hóa giáo dục là đa dạng hóa mục tiêu đào tạo và đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục. Bên cạnh các trường học công lập là hệ thống trường bán công dân lập, tư thục. Ngoài hệ thốnơ trường dạy nghề công lập, là các trung tâm dạy nghề tại các địa phương của các đồn thê, tơ chức, xã hội, tư nhân. Cùng với các trung tâm giáo dục thường xuyên là sự hình thành và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng... Các hình thức học tại chức, học từ xa, tự học trên mạng, tự học qua các hệ thống thông tin cũns nsày càng phát triển, tiến tới xây dựng một xã hội học tập, nhà nhà học tập, hình thành ý thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)